Vì sao các nhà ngoại giao nước ngoài liên tiếp rời khỏi Triều Tiên?

Liên tiếp các nhà ngoại giao nước ngoài rời khỏi Triều Tiên trong bối cảnh chính quyền Bình Nhưỡng vẫn triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt.

Nhiều nhà ngoại giao nước ngoài bao gồm từ Indonesia và Bulgaria đã rời khỏi Bình Nhưỡng trong tuần qua, sau khi điều kiện sống tại Triều Tiên được cho ngày càng nghèo nàn vì ảnh hưởng của những quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo thông tin được đài NHK của Nhật Bản công bố hôm 24/7, khoảng 30 người được cho là các nhà ngoại giao và thân nhân đã di chuyển bằng xe buýt tới thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc vào một ngày trước đó để rời khỏi Triều Tiên. NHK cho biết thêm, các phương tiện của đại sứ quán Indonesia đã đến đón những người này khi họ đặt chân tới thành phố biên giới của Trung Quốc.

{keywords}
Nhà ngoại giao Nga và người thân rời khỏi Triều Tiên hồi tháng Hai. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Nga)

Sau đó, Bộ Ngoại giao Indonesia xác nhận các nhà ngoại giao nước này làm việc tại Bình Nhưỡng đã rời khỏi Triều Tiên. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Indonesia cho hay, cơ quan này đã thảo luận với chính phủ Triều Tiên về việc tạm thời đưa các nhà ngoại giao hồi hương kể từ cuối năm ngoái.

Còn theo NK News, trong số những nhà ngoại giao mới rời khỏi Bình Nhưỡng thời gian gần đây còn có các nhân viên của đại sứ quán Bulgari.

Việc nhà ngoại giao các nước rời khỏi Bình Nhưỡng được cho xuất phát từ lệnh phong tỏa biên giới nghiêm ngặt được chính phủ Triều Tiên ban hành nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 xâm nhập vào nước này kể từ đầu năm 2020.

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 khiến chính quyền Bình Nhưỡng tuyên bố đóng cửa các đường biên giới, cũng như hạn chế giao thương với bên ngoài khiến Triều Tiên rơi vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng. Trong khi đó, lâu nay Trung Quốc là nhà cung cấp chính lương thực và các mặt hàng thiết yếu cho Triều Tiên. Do đó, việc phong tỏa các đường biên giới với Trung Quốc để ngăn chặn dịch bệnh đã khiến Triều Tiên rơi vào cảnh khó khăn.

Kể từ lúc Triều Tiên tuyên bố cho đóng cửa tất cả các đường biên giới, nhiều văn phòng ngoại giao quốc tế ở Bình Nhưỡng cũng buộc phải tạm dừng hoạt động và đưa nhân viên về nước. Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn trong hoạt động ngoại giao bên trong lãnh thổ Triều Tiên, cùng tình trạng thiếu lương thực, chăm sóc y tế và nhu yếu phẩm cần thiết bên cạnh hoạt động kiểm soát phong tỏa gắt gao nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Trong những tháng gần đây, số lượng các nhà ngoại giao quốc tế rời khỏi Triều Tiên tăng lên nhanh chóng bao gồm 90 công dân Nga trong tháng này.

Trước đó, hồi tháng Tư, đại sứ quán Nga ở Bình Nhưỡng đã thông báo qua Facebook về hoạt động di cư người nước ngoài khỏi Triều Tiên vẫn sẽ tiếp tục. Theo đại sứ quán Nga, chỉ còn khoảng 290 người nước ngoài ở lại Triều Tiên.

“Mọi người rời khỏi thủ đô Bình Nhưỡng là điều dễ hiểu do tác động của những hoạt động kiểm soát chưa từng có, nguồn hàng hóa thiết yếu bị thiếu hụt trầm trọng bao gồm thuốc men và cả cơ hội đi chữa bệnh”, đại sứ quán Nga ở Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Tính tới nay, Anh, Venezuela, Brazil, Đức, Italy, Nigeria, Pakistan, Thụy Sĩ, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Thụy Điển và Pháp đã cho dừng hoạt động của phái đoàn ngoại giao tại Bình Nhưỡng. Tất cả nhân viên của các tổ chức nhân đạo quốc tế bao gồm Liên Hợp Quốc cũng đã rời khỏi Triều Tiên.

Cho tới nay, Triều Tiên vẫn khẳng định nước này chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào mắc Covid-19. Song các chuyên gia y tế lại nghi ngờ về tuyên bố của Triều Tiên.

Hiện tại, Triều Tiên vẫn tiếp tục thi hành các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trên lãnh thổ quốc gia.

Hồi tháng Sáu, Chủ tịch triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ thừa nhận “một sự việc nghiêm trọng” đã xảy ra và gây ảnh hưởng tới những nỗ lực phòng chống dịch bệnh của quốc gia. Song ông Kim không nói cụ thể đây là chuyện gì.

Mỹ hé lộ thêm về các tay súng thực hiện vụ ám sát Tổng thống Haiti

Mỹ hé lộ thêm về các tay súng thực hiện vụ ám sát Tổng thống Haiti

Một số tay súng thực hiện vụ ám sát Tổng thống Haiti từng tham gia chương trình huấn luyện của Mỹ khi còn thuộc biên chế quân đội Colombia. 

Minh Thu (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !