Cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine hôm 28/2 đã kết thúc tại Belarus và hai bên đã trở về thủ đô để tham vấn, đồng thời cũng nhất trí sẽ tổ chức vòng đàm phán tiếp theo.
Theo RIA, đại diện của cả hai đoàn đàm phán chia sẻ với các phóng viên rằng, hai bên đã tìm ra một số điểm nhất định để từ đó có thể hình thành các lập trường chung trong cuộc đàm phán ngừng bắn do Belarus chủ trì và sẽ trở lại tham vấn vòng tiếp theo.
Người đứng đầu phái đoàn Nga Vladimir Medinsky cho hay, Nga và Ukraine đã tìm thấy một số điểm để từ đó có thể hình thành các lập trường chung.
“Các cuộc đàm phán với phía Ukraine kéo dài khoảng 5 giờ và vừa kết thúc. Chúng tôi đã thảo luận chi tiết về tất cả các nội dung trong chương trình nghị sự và tìm thấy một số điểm mà chúng tôi dự đoán có thể xây dựng lập trường chung. Đầu tiên và quan trọng hơn hết là thỏa thuận để tiếp tục đàm phán”, ông Medinsky nói.
Cũng theo ông Medinsky, cuộc đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra trong những ngày tới ở biên giới Ba Lan-Belarus: “Có một thỏa thuận tương ứng về việc này. Cho đến lúc đó, mỗi phái đoàn, lãnh đạo của mỗi phái đoàn sẽ tham khảo ý kiến về từng vị trí lãnh đạo tham gia đàm phán tương ứng”.
Trong khi đó, cố vấn của Tổng thống Ukraine ông Mykhailo Podolyak cho biết, mục đích chính của cuộc đàm phán là một lệnh ngừng bắn ở Ukraine: “Hai bên đã xác định được một số chủ đề ưu tiên, trong đó một số giải pháp nhất định đã được vạch ra”.
Phái đoàn đàm phán Ukraine đến địa điểm đàm phán bằng 2 trực thăng, gồm Bộ trưởng Quốc phòng Oleksiy Reznikov, Cố vấn Tổng thống Ukraine - ông Mykhailo Podoliak, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mykola Tochytskyi và một số quan chức khác.
Về phía Nga, gồm trợ lý của Tổng thống Nga Vladimir Medinsky, Chủ tịch Ủy ban của Duma quốc gia về các vấn đề quốc tế Leonid Slutsky, Thứ trưởng Ngoại giao Andrei Rudenko, Thứ trưởng Quốc phòng Aleksander Phomin và đại sứ Nga tại Belarus Boris Gryzlov.
Dưới đây là chùm ảnh Ukraine những ngày khói lửa:
Hậu quả của trận pháo kích vào tòa nhà dân cư ở Kiev, Ukraine.
Cư dân của thành phố Lviv trú ẩn tại nhà ga xe lửa.
Khói từ một kho chứa dầu đang bốc cháy gần Kiev.
Hậu quả của trận pháo kích ở Mariupol, Donetsk, Ukraine.
Hoạt động quân sự của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng (LPR).
Hậu quả của trận pháo kích ở Donetsk.
Người dân Ukraine tại nhà ga ở Lviv, chờ đợi một chuyến tàu đến Ba Lan.
Quân đội Ukraine rút lui bỏ lại trang thiết bị.
Những cư dân Mykolaivka (Donetsk) không rời khỏi làng, trốn trong các tầng hầm khi các cuộc giao tranh diễn ra.
Những người lính bên chiếc xe ô tô, bị hư hại do bị pháo kích bởi nhiều hệ thống tên lửa phóng loạt của quân đội Ukraine.
Kể từ khi bắt đầu hoạt động quân sự đặc biệt của Nga, 1.114 cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine đã bị phá hủy.
Một quân nhân thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) vẽ lại ký hiệu “Z” trên xe bọc thép gần Volnovakha (Donetsk).
Những chiếc ô tô bị cháy gần Mykolaivka (Donetsk).
Lực lượng Dân quân Nhân dân của DPR cho biết cuộc tấn công đang diễn ra theo đúng kế hoạch.
Theo đại diện chính phủ Belarus, ông Yuri Voskresensky, các cuộc đàm phán giữa Kiev và Moscow sẽ được tổ chức vào sáng thứ Hai (28/2) tại Gomel của Belarus.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.