TT Putin tìm cách cứu thỏa thuận hạt nhân và xây dựng cầu nối Iran - Mỹ?

Tehran Times viết, dù gần đây Tổng thống Putin không đưa ra bất kỳ tuyên bố gì, nhưng các sáng kiến ​​ngoại giao của ông cho thấy ông muốn giảm căng thẳng giữa Tehran và Washington.

Washington 'đe dọa' các nhà thầu Nord Stream 2 sau lưng Berlin

Washington 'đe dọa' các nhà thầu Nord Stream 2 sau lưng Berlin

Tờ Die Welt đưa tin, chính quyền Mỹ đang đe dọa trực tiếp các công ty Đức và châu Âu liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2).

Trước đó, vào ngày 15/5/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ông sẽ không  đóng vai trò của “một đội cứu hỏa và dập tắt đám cháy” do người Mỹ tạo ra khi sau họ rút khỏi Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) với Iran và các cường quốc thế giới. Tuy nhiên, theo Tehran Times, nhà lãnh đạo Nga đang có xu hướng sẽ sớm cố gắng cứu vãn thỏa thuận này.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. (Ảnh: Reuters)

“Chúng tôi rất tiếc rằng thỏa thuận đang sụp đổ. Sau khi ký kết thỏa thuận JCPOA, Iran đã và vẫn là quốc gia minh bạch và minh bạch nhất thế giới trong việc thực hiện các cam kết của thỏa thuận hạt nhân. Iran đang tuân thủ đúng các nghĩa vụ của mình. Nga không phải là “một đội cứu hỏa”, để “giải cứu mọi thứ””, lãnh đạo Nga nói dựa vào đánh giá của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế năm 2019.

Tuy nhiên, ông Putin dường như có ý định ngăn chặn sự sụp đổ của thỏa thuận hạt nhân sau khi ông nhận được “thông điệp quan trọng” từ Tổng thống Iran Hassan Rouhani vào ngày 21/7. Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đã tới Moscow để hội đàm với các quan chức cấp cao của Nga vào tuần trước.

Ngoài việc đưa ra một “thông điệp quan trọng”, ông Zarif đã tổ chức các cuộc đàm phán với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về hợp tác song phương và khu vực. Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Iran, Tehran và Moscow tuân thủ các thỏa thuận hạt nhân được liệt kê trong JCPOA.

Hai ngày sau chuyến thăm của ông Zarif, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tổ chức một cuộc điện đàm, trong đó hai nhà lãnh đạo thảo luận về các vấn đề ổn định chiến lược cũng như chương trình hạt nhân Iran.

“Cả hai bên đều nhấn mạnh sự cần thiết của nỗ lực chung để duy trì ổn định khu vực và chế độ không phổ biến hạt nhân toàn cầu”, theo Điện Kremlin.

Theo Tehran Times, cuộc điện đàm diễn ra vài ngày sau khi Hoa Kỳ và một số đồng minh cáo buộc Nga cố gắng đánh cắp dữ liệu về vắc-xin Covid-19. Được biết, cuộc gọi diễn ra hai ngày sau khi ông Zarif chuyển thông điệp của Tổng thống Iran Rouhani cho ông Putin. Hiện tại, nội dung của thông điệp vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên, theo ông Zarif đó là về JCPOA và các vấn đề về quan hệ song phương.

Trong khi đó, thỏa thuận hạt nhân Iran “đã bị treo trong thế cân bằng” kể từ khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận vào giữa năm 2018. Đồng thời, Mỹ cũng đang cố gắng gia hạn lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Tehran, sẽ hết hạn vào tháng 10 năm nay. Trong khi các thành viên của JCPOA như Pháp, Đức và Anh có vị trí mơ hồ về vấn đề này. Còn Nga và Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc gia hạn lệnh cấm vận.

Theo một số nhà phân tích, Tổng thống Putin sẽ một lần nữa cố gắng cứu thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi ông nhận được “thông điệp” từ Tổng thống Iran Rouhani. “Với mức độ xác suất cao, ông Putin sẽ cố gắng để cứu lấy JCPOA”, ông Omid Aziaban, một nghiên cứu sinh tại Đại học Tehran và một chuyên gia về quan hệ quốc tế nhận định.

Tehran Times cho biết, bản thân ông Zarif đã mô tả các cuộc đàm phán của mình ở Moscow với tín hiệu rất khả quan. Ngoài thỏa thuận hạt nhân, các bên đã thảo luận về vấn đề gia hạn các thỏa thuận nhiều năm giữa Iran và Nga, sẽ hết hạn trong tương lai. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Tehran và Moscow cần nâng cấp các thỏa thuận theo cách phù hợp với tiến trình đạt được trong quan hệ song phương.

“Iran và Nga đang cố gắng theo đuổi một kế hoạch toàn diện hơn để soạn thảo một tài liệu chiến lược có thể định hình mối quan hệ của họ trong nhiều năm tới”, chuyên gia về Nga Shuayb Bachman chia sẻ.

Cũng theo ông Aziaban, Nga và Trung Quốc sẽ hỗ trợ JCPOA ngay cả khi họ không thực hiện được các thỏa thuận chiến lược với Iran. “Hai nước sẽ luôn ủng hộ các thỏa thuận của Iran, bất kể họ ký thỏa thuận chiến lược với Iran hay không. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của họ là về mặt chính trị”, chuyên gia Aziaban nói.

“Cho đến nay, Tổng thống Putin vẫn chưa nói gì về chính xác cách ông dự định cứu thỏa thuận hạt nhân. Nhưng các sáng kiến ​​nói trên cho thấy về khả năng nối lại đối thoại giữa Iran và Mỹ. Điều duy nhất trong vấn đề này là xem liệu ông ấy có thể tìm thấy một cách ngoại giao hợp lý để ra khỏi mối quan hệ căng thẳng giữa Iran-Mỹ”, Tehran Times kết luận.

Căng thẳng đã leo thang mạnh mẽ giữa Washington và Tehran sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA hồi tháng 5/2018. Sau khi chính thức rút khỏi thỏa thuận này, Mỹ liên tục gây áp lực lên Iran bằng việc áp đặt hàng loạt các vòng trừng phạt mới. Đáp trả, Tehrean tuyên bố sức chịu đựng của mình cạn kiệt, nhiều lần đe dọa rời bỏ thỏa thuận, song vẫn khẳng định vẫn sẽ tiếp tục tôn trọng và thực hiện đầy đủ các cam kết trong thỏa thuận chừng nào Iran chưa rút khỏi.

Thanh Bình (lược dịch)

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !