Truyền thông phương Tây nói về thành công của Nhật Bản trong đại dịch Covid-19
Bất chấp những dự báo bi quan của các chuyên gia, Nhật Bản đã đạt thành công trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19, The Guardian nhận định.
Những hình ảnh chân thực về thế giới đầy biến động tuần qua
Trong vòng xoay của đại dịch Covid-19, từng ngày từng giờ, nhiều sự kiện, sự việc đã diễn ra, thu hút sự quan tâm của cả thế giới trong tuần qua.
“Nhiều người giải thích rằng kết quả này không phải nhờ hành động của chính quyền địa phương, mà bởi thói quen và đặc điểm văn hóa của người dân, bởi vì nhà chức trách đã hành động không kiên quyết”, Guardian cho hay.
Theo Guardian, một tháng trước, các chuyên gia y tế cho rằng Nhật Bản có thể trở thành một “vùng thảm họa” khác trong một đại dịch toàn cầu. Chính phủ đã đánh giá thấp mối đe dọa do Covid-19 gây ra, với hy vọng Thế vận hội Tokyo 2020 vẫn có thể tiến hành. Các nhà chức trách đã xét nghiệm quá ít người, để tránh gây quá tải cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, hôm nay có thể vững tin mà nói rằng Nhật Bản là một ví dụ thành công trong cuộc chiến chống dịch bệnh, ấn phẩm của Anh nhấn mạnh.
Nhờ những thói quen hàng ngày của người dân, Nhật Bản đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh. (Ảnh: Reuters). |
Theo đó, hiện tại ở quốc gia với số dân 126 triệu người và tỷ lệ người già cao nhất thế giới, mới chỉ có hơn 16 nghìn ca mắc Covid-19 và 784 trường hợp tử vong. Đầu tháng 4, khi các số liệu thống kê cho thấy một bước nhảy vọt đột ngột theo chiều ngược lại, không ai có thể tưởng tượng được những con số như vậy.
Dù Nhật Bản không thực hiện phong tỏa, nhưng mọi người dân Nhật Bản, được trang bị những thói quen sinh hoạt được hình thành từ lâu trước đại dịch, đã tự tin bước vào cuộc chiến với đại dịch Covid-19.
“Trong dịch cúm mùa đông, người đeo khẩu trang có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi và còn ở mùa xuân những người bị dị ứng phấn hoa cũng đeo khẩu trang. Truyền thống cúi chào thay vì bắt tay hay ôm, về cơ bản là chuẩn mực vệ sinh cá nhân cao, thói quen cởi giày trước khi bước vào nhà cũng vậy, tất cả đều là những lời giải thích cho tỷ lệ người mắc Covid-19 thấp”, Guardian viết.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng giải thích rằng, sự thành công của Nhật Bản nhờ hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển tốt, tỷ lệ người béo phì thấp, cũng như kinh nghiệm tích luỹ được qua các dịch bệnh.
Cũng theo các tác giả của tờ Guardian, nhờ thói quen ăn món Natto truyền thống của Nhật Bản mỗi ngày, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Natto được làm từ những hạt đậu tương, lên men tự nhiên bằng lợi khuẩn Bacillus, ủ chín ở 40 độ C trong 24 tiếng. Món ăn giàu giá trị dinh dưỡng, hàm lượng cao protein, canxi, magie, vitamin, folate, choline, omega... và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, thói quen và đặc điểm văn hóa không giải thích mọi thứ, Guardian lưu ý.
Mặc dù thực tế là ban đầu chính quyền Nhật Bản không vội vàng hạn chế người nước ngoài nhập cảnh vào nước này, nhưng dù sao họ cũng đã nhanh chóng nhận ra mối đe dọa lây lan dịch bệnh từ những nơi tụ tập đông người. Ngay sau đó, chính phủ Nhật Bản đã đóng cửa bảo tàng, nhà hát, công viên giải trí và các điểm tham quan khác. Các trận đấu bóng đá, bóng bầu dục, bóng chày và các môn thể thao khác cũng đã bị hủy bỏ. Các trận đấu Sumo lần đầu tiên trong lịch sử được tổ chức mà không có khán giả.
Mới đây, người đứng đầu ủy ban điều phối của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), John Coates, đã nói về các điều kiện đặc biệt để tổ chức Thế vận hội Olympic ở Tokyo vào mùa hè năm 2021.
Theo ông Coates, Thế vận hội không thể bị hoãn lại, vì vậy IOC đang nghiên cứu các kịch bản khác nhau để tổ chức sự kiện này. Ông Coates cho hay, có thể cách ly làng Olympic, hạn chế sự hiện diện của khán giả, cũng như tách các vận động viên khỏi người hâm mộ và đại diện truyền thông.
Hôm 21/5, Chủ tịch IOC Thomas Bach tuyên bố Thế vận hội Tokyo sẽ bị hủy nếu không thể tổ chức vào mùa hè tới. Ông Thomas lưu ý rằng ông không muốn tổ chức Thế vận hội mà không có khán giả. Ngày 24/3, IOC chính thức tuyên bố Thế vận hội Olympic 2020 hoãn lại một năm do đại dịch Covid-19. Ý tưởng hoãn sự kiện này do chính phủ Nhật Bản đưa ra.
Thanh Bình (lược dịch)