Trung Quốc bắt hơn 80 đối tượng sản xuất vắc-xin Covid-19 giả
Cảnh sát Trung Quốc đã triệt phá một đường dây tội phạm sản xuất “vắc-xin Covid-19 giả” và bắt giữ hơn 80 nghi phạm.
Theo Tân Hoa Xã, đường dây tội phạm bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2020. Cảnh sát tỉnh Giang Tô, thành phố Bắc Kinh và tỉnh Sơn Đông đã bắt giữ hơn 80 người bị cáo buộc liên quan tới hoạt động sản xuất hơn 3.000 liều vắc-xin Covid-19 giả.
Cũng theo Tân Hoa Xã, Bộ Công An Trung Quốc cũng đang điều tra những tội phạm liên quan tới hoạt động sản xuất và bán vắc-xin giả ở nước này.
Trung Quốc bắt hơn 80 đối tượng liên quan tới đường dây sản xuất vắc-xin Covid-19 giả. (Ảnh minh họa) |
Cánh sát Trung Quốc phát hiện kể từ tháng 9/2020, các nghi phạm “đã thu lãi lớn nhờ sản xuất vắc-xin giả và bán ra thị trường với giá cao”.
Trung Quốc đang tiến hành tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trong nước. Mỗi người sẽ được tiêm 2 liều. Đây là những vắc-xin do công ty Sinovac và Sinopharm sản xuất và được lưu hành ở nhiều quốc gia khác bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ.
Cả Sinovac và Sinopharm ban đầu thông báo vắc-xin Covid-19 do 2 công ty này sản xuất có hiệu quả phòng bệnh hơn 78%. Tuy nhiên, các cuộc thí nghiệm tiêm vắc-xin Covid-19 của hãng Sinovac trên quy mô lớn ở Brazil cho thấy, hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin chỉ là 50,38%.
Sinovac vẫn khẳng định vắc-xin của hãng có hiệu quả cao phòng bệnh, mặc dù một số quốc gia đã tái xem xét việc tiêm vắc-xin Covid-19 của Sinovac và dừng cho lưu hành. Các nhà khoa học đang kêu gọi Sinovac công bố thêm thông tin liên quan tới vắc-xin của hãng.
Còn công ty quốc doanh Sinopharm cho hay, vắc-xin của hãng đã lần đầu tiên được cấp phép sử dụng ở Trung Quốc và hiệu quả phòng bệnh trong những lần tiêm thử nghiệm là 79,34%.
Người phụ nữ Trung Quốc bị kết án 1 năm tù vì uống thuốc chống viêm
Nhằm che giấu các triệu chứng mắc Covid-19, người phụ nữ đã uống thuốc chống viêm nhưng bị phát hiện và phải ngồi tù 1 năm.
Minh Thu (lược dịch)