Triều Tiên trá hình thử nghiệm vũ khí hạt nhân cho Iran?

Một số nguồn tin cho hay ngoài khả năng Iran đang tiếp nhận nguồn hỗ trợ hạt nhân quan trọng từ Triều Tiên, trên thực tế, quốc gia cô lập còn trá hình tiến hành các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân cho Tehran.

Mặc dù, xét về mặt địa lý, văn hóa, lịch sử và bộ máy cầm quyền thì Iran và Triều Tiên hoàn toàn khác biệt. Song, cả Tehran và Bình Nhưỡng đều có chung một kẻ thù là Mỹ. 

Theo tạp chí Diplomat, ít ai có thể chắc chắn về mối quan hệ hợp tác hạt nhân giữa Triều Tiên và Iran mặc dù hai quốc gia này hiện đang hợp tác trên lĩnh vực công nghệ tên lửa đạn đạo. 

Triều Tiên trá hình thử nghiệm vũ khí hạt nhân cho Iran? - ảnh 1

Triều Tiên bị tình nghi trá hình thử nghiệm hạt nhân để thử vũ khí cho Iran

Trong khi, nhiều người cho rằng Iran đang tiếp nhận nguồn hỗ trợ hạt nhân quan trọng từ phía Triều Tiên. Số khác nhận định thực chất, các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên chỉ là hình thức trá hình để thử vũ khí hạt nhân cho Iran. Phương thức này tương tự như cách Nam Phi cho phép Israel thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ quốc gia. Thậm chí, một số nhà khoa học Iran cũng từng xuất hiện trong các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng. 

Tuy nhiên, dựa trên các nguồn tin tình báo, bản báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu quốc hội Mỹ (CRS) nhấn mạnh: "Không một bằng chứng công khai nào xác nhận việc Iran và Triều Tiên tham gia hợp tác hay giao thương trong lĩnh vực hạt nhân với nhau". 

Xung quanh những nghi vấn liên quan tới chương trình hợp tác hạt nhân và tên lửa đạn đạo giữa Iran, Triều Tiên và Syria, CRS cho biết: "Mặc dù những nguồn tin không chính thức cáo buộc 3 quốc gia này hợp tác chặt chẽ trong chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, song thông tin này lại thiếu những đánh giá chính thức đáng tin cậy bởi họ chỉ dẫn lại lời phát biểu của các quan chức chính phủ giấu tên, khiến người khác nghi ngờ". 

Bản báo cáo của CRS nói thêm rằng giới chức Mỹ đã nhiều lần mập mờ phủ nhận mối quan hệ hợp tác hạt nhân giữa Iran và Triều Tiên song tiết lộ Bình Nhưỡng đã hỗ trợ công nghệ hạt nhân cho nhiều quốc gia như Syria. Ngoài ra, Iran và Triều Tiên cũng đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ tên lửa đạn đạo. Đây chính là lý do tại sao Mỹ sẽ không dám khẳng định chắc chắn Iran và Triều Tiên hợp tác hạt nhân nếu như họ chưa nắm trong tay bằng chứng xác thực về thông tin trên.   

Theo đánh giá của Diplomat, có đủ lý do để chứng minh Iran và Triều Tiên không hợp tác hạt nhân với nhau. Trong khi nguồn vật liệu phân hạch nằm trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên chủ yếu từ quá trình tái chế plutonium. Còn nguồn vật liệu phân hạch của Iran lại tới từ quá trình làm giàu uranium. Hiện nay, Iran cũng không sở hữu hay lên kế hoạch xây dựng bất cứ một nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân. Ngoài ta, Iran cũng không có lò phản ứng nước nặng. 

Cũng theo Dilopmat, trong những năm gần đây, Triều Tiên đã bắt đầu quan tâm tới chương trình làm giàu urainum. Do đó, Triều Tiên dường như không có nhiều kinh nghiệm để chỉ dẫn cho Iran về các công nghệ và phương pháp làm giàu uranium. Ngoài ra, chương trình làm giàu uranium của Iran và Triều Tiên được thực hiện trên các thế hệ máy ly tâm khác nhau. Đây chính là trở ngại cho mối quan hệ hợp tác hạt nhân giữa hai nước. 

Do các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên được cho là thực hiện trên những thiết bị sử dụng nhiên liệu plutonium, những nghi vấn xung quanh việc Bình Nhưỡng trá hình để bí mật thử nghiệm vũ khí hạt nhân cho Iran có thể được loại bỏ. 

Về việc một số nhà khoa học Iran xuất hiện trong các cuộc thử nghiệm hạt nhân tại Triều Tiên, giới chuyên gia vẫn chưa thể xác định Iran đã thu được gì sau những chuyến thăm quan này. 

Bản báo cáo của CSR nhấn mạnh: "Việc Iran và Triều Tiên thu lời từ mối quan hệ hợp tác hạt nhân là chưa chắc chắn. Mặc dù, một số nhà phân tích cho rằng Bình nhưỡng đã cung cấp số liệu về các vụ thử nghiệm hạt nhân cho Tehran song việc Iran thu được kinh nghiệm gì từ nguồn số liệu trên vẫn chưa được xác định. Trong khi chương trình hạt nhân của Triều Tiên hiện nay dựa trên nguồn nhiên liệu plutonium, Iran lại thường sử dụng nhiên liệu uranium độ làm giàu cao (HEU) cấp độ vũ khí. Ngay cả khi Tehran chấp nhận để Bình Nhưỡng tiếp cận công nghệ làm giàu hạt nhân của Iran, Triều Tiên cũng sẽ thu được rất ít lợi ích bởi thế hệ máy ly tâm của quốc gia cô lập hoàn toàn khác biệt với 2 loại máy mà Iran đang sử dụng". 

Thậm chí, CRS cho rằng thay vì hợp tác, Triều Tiên và Iran còn trở thành đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực hạt nhân. 

"Thay vì hợp tác, khả năng hai quốc gia này còn cạnh tranh với nhau bằng việc dùng mưu để lé tránh lệnh trừng phạt quốc tế do sử dụng cùng một mạng lưới công nghệ mà điển hình là thông qua các công ty thương mại Trung Quốc. Cả Iran và Triều Tiên cũng không xuất khẩu các linh kiện máy móc cho nhau. Tuy nhiên, các công ty thương mại Trung Quốc vẫn thu lời từ việc duy trì hoạt động kinh doanh với cả hai đối tác là Iran và Triều Tiên", CRS viết. 

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !