Thực phẩm sắp hết hạn 'lên ngôi', giới trẻ lùng mua để tiết kiệm tiền

Số lượng khách hàng mà đặc biệt là giới trẻ tìm mua các loại thực phẩm sắp hết hạn sử dụng đang gia tăng nhanh ở Trung Quốc. 

Số lượng người trẻ tìm và mua các mặt hàng sắp hết hạn sử dụng tại Trung Quốc đang ngày càng gia tăng. Xu hướng này được cho sẽ giúp đất nước tỷ dân đối phó với vấn nạn lãng phí thực phẩm.  

Ngành công nghiệp thực phẩm sắp hết hạn được kỳ vọng sẽ mở rộng giá trị từ con số 31,8 tỉ nhân dân tệ (5 tỉ USD) vào năm 2021 lên 40,1 tỉ nhân dân tệ vào năm 2025, theo báo cáo của công ty tư vấn iiMedia Research Consulting.

{keywords}
Thực phẩm sắp hết hạn "lên ngôi", giới trẻ Trung Quốc lùng mua để tiết kiệm sinh hoạt phí. (Ảnh: EPA-EFE)

Những loại thực phẩm sắp hết hạn vẫn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn sử dụng nhưng được bán với giá chiết khấu cao đã trở thành mặt hàng thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng trẻ tuổi, những người muốn tiết kiệm một phần sinh hoạt phí. Do đó, tốc độ tăng trưởng của ngành thực phẩm đặc biệt này được cho vẫn duy trì tỷ lệ 6% cho tới năm 2025.

Sự cải tiến đã góp phần quan trọng đối với hoạt động tăng trưởng của thị trường từ bày bán hàng hóa ở siêu thị hay ở các cửa hàng tiện lợi cho tới các nền tảng kinh doanh trực tuyến, đồng thời thúc đẩy doanh số bán các mặt hàng sắp hết hạn sử dụng.

“Những món đồ ăn vặt nhập khẩu có giá quá đắt đỏ, do đó mọi người muốn mua đồ sắp hết hạn vì giá bán sẽ rẻ hơn nhiều”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn chia sẻ của một tài khoản mạng xã hội Weibo.

Trong năm ngoái, Trung Quốc chứng kiến số lượng công ty tham gia vào thị trường kinh doanh thực phẩm sắp hết hạn tăng đột biến. Theo đố, số lượng đăng ký kinh doanh mới tăng từ con số 12 vào năm 2020 lên thành 68 hồi năm 2021.

Những cửa hàng như HotMaxx, HitGoo và Hema Fresh chuyên bán thực phẩm sắp hết hạn. Toàn bộ những mặt hàng này được bán với giá thấp hơn nhiều so với mức giá trung bình trên thị trường.

Bác sĩ Liu Jiayong ở thủ đô Bắc Kinh và có hơn 500.000 người theo dõi trên tài khoản Weibo cá nhân, từng chia sẻ một đoạn video về các loại thực phẩm sắp hết hạn sử dụng. Trong video, ông Liu cho hay “những thực phẩm này vẫn còn tốt cho sức khỏe do chúng chưa tới ngày hết hạn. Chúng được bán với giá rẻ hơn và còn giúp bảo vệ môi trường”.

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành, số lượng khách hàng mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc càng gia tăng và chiếm hơn 30% doanh thu trên thị trường. Đây cũng là cơ hội để các loại thực phẩm sắp hết hạn sử dụng thu hút sự quan tâm của khách hàng. 

Điển hình, trên Taobao, sàn thương mại điện tử lớn nhất ở Trung Quốc, nhiều người dã đăng bài bán các loại bim bim, mì ăn liền, bánh kẹo và socola cận ngày sử dụng với mức giá chưa tới 1/2 so với giá tiêu chuẩn.

Lãng phí thực phẩm

Báo cáo năm 2015 của Viện Khoa học Trung Quốc cho hay hơn 35 triệu tấn thực phẩm, chiếm 6% tổng số lượng thực phẩm mà người dân Trung Quốc sử dụng, đã bị bỏ đi hoặc bị lãng phí hàng năm.

Chính quyền Bắc Kinh cũng đã bày tỏ mối quan ngại về tình trạng lãng phí thực phẩm, đồng thời cho triển khai chiến dịch “Dọn sạch đĩa”. Hồi tháng 8/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa nhấn mạnh, “Chúng ta vẫn nên duy trì cảnh giác với cuộc khủng hoảng an ninh lương thực”.

{keywords}
Nhiều khách hàng bị thu hút vì giá rẻ nên tìm mua thực phẩm sắp hết hạn. (Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu)

Theo đó, các nhà hàng hoạt động ở Trung Quốc được yêu cầu cung cấp cho thực khách hộp đựng thực phẩm mang về nếu như họ không ăn hết tại bàn, hoặc yêu cầu khách hàng gọi suất ít hơn để không lãng phí.

Luật cấm lãng phí thực phẩm được Trung Quốc thông qua vào tháng 4/2021 cũng cấm các “màn thi ăn” trên mạng xã hội. Ngoài ra, các blogger hay nền tảng sản xuất, công khai và phát sóng những cuộc chè chén trên mạng cũng có thể bị phạt.

Khi nhận thức của người dân về vấn đề môi trường gia tăng, các blooger chuyên về lĩnh vực thực phẩm cũng bắt đầu chia sẻ niềm đam mê với thực phẩm sắp hết hạn.

Một số người dân còn chia sẻ lên Bilibili những bí kíp đi siêu thị để khi trở về thu hoạch cả xe đẩy đầy đồ ăn vặt nhưng chỉ phải chi 100 nhân dân tệ (15,7 USD).

Cô Lily, một blooger trên nền tảng cộng đồng trực tuyến Douban, cho hay kênh của cô đã thu hút sự chú ý của nhiều người ngay sau khi luật cấm lãng phí thực phẩm được ban hành và thực phẩm sắp hết hạn “lên ngôi”.

Nhóm “Tôi yêu thực phẩm sắp hết hạn” của cô Lily đã tăng từ 20.000 thành viên trong vòng 2 tháng đầu sau khi bắt đầu đi vào hoạt động hồi tháng 9/2020 lên con số hơn 60.000 thành viên chỉ một năm sau đó. Hiện kênh của cô Lily có hơn 90.000 người theo dõi và chuyên chia sẻ các kinh nghiệm mua thực phẩm sắp hết hạn.

Tuy nhiên, những bạn trẻ như cô Lily chọn mua thực phẩm sắp hết hạn không xuất phát từ mối quan tâm về môi trường, mà thực chất là vì giá rẻ.

Theo công ty tư vấn iiMedia, những người có mức thu nhập trung bình là khách hàng chủ yếu mua sản phẩm sắp hết hạn sử dụng. Họ chủ yếu mua đồ ăn vặt, bánh mỳ, bột bánh và sữa.

Cũng theo báo cáo của iiMedia, hơn 50% khách hàng mua sản phẩm sắp hết hạn ở Trung Quốc sẽ tái mua hàng tháng, và gần 80% sẵn sàng giới thiệu hàng giá rẻ cho những người khác.

Song thực tế, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ về chất lượng của các loại thực phẩm sắp hết hạn được bày bán.

Cụ thể, 67,8% khách hàng Trung Quốc lo ngại nhất về mức độ an toàn thực phẩm khi chọn mua hàng sắp hết hạn, và 50% nghi ngờ về thông tin trên bao bì có đúng hay không, theo iiMedia.

Tuy nhiên, những cửa hàng bán rau củ quả sắp hết hạn cũng đã xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn khác của Trung Quốc. Những cửa hàng này bày bán đa dạng sản phẩm. Do mức giá bán rẻ hơn so với ở siêu thị, người dân địa phương đã nhanh chóng bị thu hút và tới mua sắm.

Hơn 330 tỷ phú thế giới tụt hạng trong danh sách người giàu, Trung Quốc chiếm gần một nửa

Hơn 330 tỷ phú thế giới tụt hạng trong danh sách người giàu, Trung Quốc chiếm gần một nửa

Trung Quốc chiếm gần 1/2 trong số hơn 330 tỷ phú thế giới bị tụt hạng về giá trị tài sản. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !