Thỏa thuận hạt nhân với Iran sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường dầu mỏ toàn cầu?
Các cuộc tham vấn giữa Iran và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ bắt đầu trong thời gian tới tại Brussels về khả năng quay trở lại các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân.
Theo các phương tiện truyền thông, nếu các bên thành công và thỏa thuận được thông qua, Iran sẽ có cơ hội quay trở lại thị trường dầu mỏ thế giới. Sự trở lại này sẽ dẫn đến đâu?
Thỏa thuận hạt nhân với Iran có nghĩa là gì?
Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, hay còn gọi là thỏa thuận P5+1, được Iran ký với Pháp, Đức, Anh, Nga, Trung Quốc và Mỹ năm 2015 nhưng bị cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ vào năm 2018.
Thỏa thuận hạt nhân với Iran sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường dầu mỏ toàn cầu? (Ảnh: AP) |
Dưới thời Tổng thống Joe Biden, nước Mỹ có ý định quay trở lại tham gia nhưng yêu cầu đàm phán thỏa thuận mới với Iran. Tuy nhiên, dù các đàm phán đã diễn ra nhiều vòng tại thủ đô Vienna của Áo nhưng phía Mỹ hiện vẫn chỉ tham gia một cách gián tiếp.
Tehran đồng ý đóng băng chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế, trong đó có lệnh cấm cung cấp dầu và khí đốt của Mỹ và châu Âu.
Thời gian tới, các cuộc tham vấn giữa Iran và EU sẽ bắt đầu tại Brussels về khả năng quay trở lại các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân. Theo đó, Iran có thể có cơ hội thoát khỏi các lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành dầu khí của nước này. Điều này có nghĩa là hơn 1% tổng sản lượng thế giới có thể quay trở lại thị trường dầu mỏ.
Theo tính toán của các nhà phân tích S&P Platts, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran sẽ làm tăng sản lượng dầu của nước này vào tháng 12 thêm 1,14 triệu thùng/ngày so với tháng 9, lên mức 3,66 triệu thùng/ngày.
Trong một kịch bản tiêu cực (phá vỡ các cuộc đàm phán, sau đó mọi thứ sẽ vẫn như cũ - không có thỏa thuận và các lệnh trừng phạt chống lại ngành dầu khí của Iran có hiệu lực), sản lượng của Iran sẽ giảm vào tháng 12 so với tháng 9 là 350.000 thùng/ngày.
Hiện tại, các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran đã đạt được nhiều tiến bộ, song vẫn tồn tại nhiều bất đồng nghiêm trọng giữa Mỹ và Iran. (Ảnh: AP) |
Đồng thời, vào tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cảnh báo rằng do cuộc khủng hoảng khí đốt, thị trường sẽ ở trong tình trạng thâm hụt dầu ít nhất là cho đến cuối năm nay. Cơ quan này đã nâng dự báo về nhu cầu dầu và hiện dự kiến sẽ tăng 5,5 triệu thùng mỗi ngày lên 96,3 triệu thùng vào năm 2021 (vào tháng 9, dự báo là 5,2 triệu thùng). Sản lượng sẽ tăng 2,7 triệu thùng mỗi ngày vào cuối năm nay.
Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) vẫn không tăng hạn ngạch sản xuất vì lo ngại ảnh hưởng đến nền kinh tế và nhu cầu hạn chế Covid-19.
Theo các chuyên gia, việc Iran có thể gia tăng nguồn cung trong trường hợp dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, nếu không hoàn toàn khôi phục lại sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường dầu thế giới, thì ít nhất giá dầu cũng sẽ hạ nhiệt.
Ngoài ra, giới phân tích nhận định, việc thâm nhập thị trường dầu Iran có thể trở thành một điểm khác để thảo luận về OPEC+, khi các nước trong liên minh sẽ thống nhất về kế hoạch tăng sản lượng. Nhưng tác động cụ thể trong trường hợp này vẫn khó tính toán, vì bản thân thỏa thuận hạt nhân không có, cũng như các điều kiện khả thi để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Bộ Y tế Mỹ sẽ cho phép ‘trộn và kết hợp’ vắc xin Covid-19
New York Times đưa tin, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ cho phép “trộn và kết hợp” vắc xin Covid-19 từ các nhà sản xuất khác nhau trong tuần này.
Thanh Bình (lược dịch)