Thổ Nhĩ Kỳ ra yêu sách với NATO, Nga có tuyên bố mới về Ukraine

Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra loạt yêu cầu để chấp nhận Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO gồm xóa bỏ lệnh trừng phạt liên quan tới việc mua S-400 của Nga. 

Việc Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa ngăn Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO được cho không liên quan gì tới Nga.

Bloomberg dẫn lời “3 quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ” cho hay, danh sách liệt kê những yêu cầu được Thổ Nhĩ Kỳ chuyển cho NATO và 2 nước được cho có tiềm năng gia nhập khối quân sự là Phần Lan và Thụy Điển bao gồm xóa bỏ các lệnh trừng phạt đối với Ankara liên quan tới thương vụ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, cũng như đưa Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình phát triển tiêm kích hiện đại F-35.

{keywords}
Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu xóa bỏ các lệnh trừng phạt liên quan tới thương vụ S-400 để chấp nhận Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. (Ảnh: Hurriyet Daily News)

Hôm 15/5, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức thông báo ý định gia nhập NATO sau khi xem xét tình hình chiến sự của Nga ở Ukraine. Nhưng để được kết nạp vào NATO, Phần Lan và Thụy Điển cần có sự đồng thuận của tất cả thành viên trong khối quân sự. Song Thổ Nhĩ Kỳ lại không đồng ý, bởi Ankara cho rằng Helsinki và Stockholm “không có quan điểm rõ ràng” đối với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Mặt trận Giải phóng Nhân dân Cách mạng ((DHKP/C), hai tổ chức bị Ankara liệt vào danh sách khủng bố.

Lâu nay, Phần Lan và Thụy Điển đã cấp quyền tị nạn chính trị cho nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm người dân tộc thiểu số Kurd, những người chạy trốn khỏi các cuộc nội chiến. Phía Ankara nhấn mạnh đây là hành động "không thể chấp nhận được".

Theo Bloomberg, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Phần Lan và Thụy Điển “công khai phản đối không chỉ đối với PKK, mà cả các chi nhánh khác của người Kurd trước khi được phép gia nhập NATO”.

Hôm 16/5, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu xác nhận Ankara muốn Phần Lan và Thụy Điển hủy bỏ các hạn chế thương mại đã áp đặt với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, các nguồn tin giấu tên nói với Bloomberg rằng bản yêu sách của Thổ Nhĩ Kỳ khá dài.

“Thổ Nhĩ Kỳ muốn được quay trở lại chương trình phát triển tiêm kích F-35 sau khi Mỹ rút quyền vì Ankara mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu Mỹ bán hàng chục chiến đấu cơ F-16 và nâng cấp phi đội hiện thời”, Bloomberg cho hay.

Ngoài ra, Ankara muốn Mỹ xóa bỏ các lệnh trừng phạt đã ban hành liên quan tới việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400.

Cũng theo các nguồn tin của Bloomberg, việc Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Phần Lan và Thụy Điển kết nạp làm thành viên NATO không liên quan tới các mối quan hệ hiện thời giữa Ankara và Moscow.

Về phần mình, Moscow cũng phản đối Helsinki và Stockholm gia nhập NATO, đồng thời cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả phù hợp.

Đáng nói, hôm 17/5, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov tuyên bố quá trình đàm phán hòa bình bị ngưng trệ xuất phát từ mong muốn của Mỹ và Anh nhằm kéo dài cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Lavrov nhấn mạnh London và Washington đang kiểm soát các nhà đàm phán Ukraine vì mục đích kéo dài xung đột. Chính sách này đã dẫn tới sự trì hoãn trong quá trình đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev.

“Chúng tôi nhận được thông tin từ nhiều kênh khác nhau rằng, Washington mà đặc biệt là London đang ‘thao túng’ các quan chức đàm phán Ukraine và kiểm soát sự tự do hành động. Họ muốn kéo dài xung đột để gây ra thêm tổn thất cho binh sĩ Nga”, ông Lavrov nhấn mạnh.

Theo ông Lavrov, phương Tây thực chất đã thừa nhận rằng Ukraine “đang mở rộng thành một cuộc chiến lai chống lại Nga”. Bởi giới chức Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Anh nhiều lần tuyên bố Nga không được phép giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine.

“Chiến tranh không phải giữa Nga và Ukraine, mà là giữa phương Tây và Nga”, Bộ trưởng Lavrov nói.

Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko thông báo đối thoại ngoại giao giữa Moscow và Kiev đã hoàn toàn chấm dứt, sau khi Kiev rút khỏi các vòng đàm phán cũng như không đưa ra phản ứng trước những đề xuất từ phía Nga.

Điện Kremlin gọi cuộc tấn công vào Ukraine kể từ ngày 24/2 là “chiến dịch quân sự đặc biệt” để phi quân sự hóa quốc gia láng giềng trước mối đe dọa gây mất an ninh quốc gia Nga. Nhưng Ukraine lại khẳng định quốc gia này không phải là mối đe dọa đối với Nga. Theo Kiev, cái chết của hàng nghìn dân thường và việc nhiều thành phố bị phá hủy chứng minh Nga đang phát động cuộc chiến thù địch.

Sau khi Nga phát động tấn công, Mỹ và các nước phương Tây đã liên tiếp cung cấp vũ khí bao gồm thiết bị quân sự hạng nặng để quân đội Ukraine ngăn chặn đòn tấn công từ quân đội Nga. Cụ thể, Mỹ đã chuyển số vũ khí trị giá khoảng 3,8 tỉ USD cho Ukraine. Trong tuần qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua bản đề xuất viện trợ thêm 40 tỉ USD cho Ukraine, nhưng Thượng viện Mỹ vẫn chưa phê chuẩn.

Moscow đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu Mỹ và các nước phương Tây “ngừng bơm” vũ khí cho Kiev. Các quan chức hàng đầu của Nga nhận định cuộc chiến ở Ukraine đã biến thành “chiến tranh ủy nhiệm”, mà ở đó NATO đang chiến đấu chống lại Nga.

Nga cảnh báo việc phương Tây vẫn cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc chiến này, mà không thể làm thay đổi kết quả.

Lần đầu điện đàm suốt 1 tiếng đồng hồ, tướng Nga – Mỹ không đạt được kết quả về Ukraine

Lần đầu điện đàm suốt 1 tiếng đồng hồ, tướng Nga – Mỹ không đạt được kết quả về Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Mỹ lần đầu tiến hành điện đàm kể từ khi Nga tấn công Ukraine, song không có kết quả nào đạt được. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !