Thế giới được dự báo sẽ thiếu hàng triệu bác sĩ sau đại dịch
Cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 diễn ra trên khắp thế giới trong hơn một năm qua đã trở thành một đòn giáng toàn cầu đối với sức khỏe tinh thần của các bác sĩ.
Business Insider dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay, trong 10 năm tới, do đại dịch, nhân loại sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hàng triệu nhân viên y tế.
Ngay từ khi đại dịch Covid-19 lây lan các nhân viên y tế ở tất cả các quốc gia đã đi đầu trong cuộc chiến vì sự sống của người dân. Điều này khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số bác sĩ không chịu được áp lực đã xin nghỉ việc ở bệnh viện. WHO ước tính đến năm 2030 có thể thiếu 18 triệu nhân viên y tế trên toàn thế giới.
Thế giới được dự báo sẽ thiếu hàng triệu bác sĩ sau đại dịch. (Ảnh: Freepik) |
Cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người đứng đầu hiện tại của tổ chức y tế quốc tế Project Hope, Tiến sĩ Tom Kenyon lưu ý rằng trong thời kỳ đại dịch, các bác sĩ đang phải chống chọi với chứng lo âu, trầm cảm, lo lắng về tình trạng điều trị bệnh nhân ngày càng tồi tệ.
Để giúp các bác sĩ đối phó với căng thẳng và tổn thương tinh thần, Project Hope đã tổ chức các buổi đào tạo đặc biệt tại các bệnh viện ở Indonesia, Dominica và Philippines vào mùa hè năm ngoái.
Các bác sĩ cũng lo lắng về các vấn đề với chiến dịch tiêm chủng. Nếu phần lớn cư dân sống ở các nước giàu có trên thế giới, và việc bãi bỏ các hạn chế về Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, thì ở các nước đang phát triển và nghèo không phải ai cũng được tiêm chủng. Để so sánh, tính đến ngày 1/6, có 46% dân số ở Mỹ đã được chủng ngừa, trong khi ở Philippines chỉ có 2,4% dân số đã được tiêm chủng.
“Chúng tôi không mong đợi cả thế giới sẽ được tiêm chủng nhanh chóng. Một số quốc gia vẫn chưa có vắc-xin. Sẽ thật may mắn nếu tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu đạt 10% dân số vào cuối năm nay”, ông Kenyon nói.
Ngoài ra, ông Kenyon giải thích rằng việc tiêm phòng cấp tốc làm giảm căng thẳng cho các bác sĩ về sức khỏe và nguy cơ mang virus vào gia đình. Tiến sĩ Kenyon đã so sánh sự sụt giảm tinh thần của các bác sĩ trong đại dịch Covid-19 với tình hình trong đại dịch AIDS. Trước khi có phương pháp điều trị cho bệnh nhân, nhiều bác sĩ vì sợ lây nhiễm HIV đã rời bệnh viện. Tuy nhiên, với sự ra đời của các biện pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân, tâm trạng của nhân viên y tế thay đổi hẳn.
Đồng thời, đại dịch cũng để lại dấu ấn về trạng thái cảm xúc của những người dân bình thường, những người sống trong cảnh cách ly trong nhiều tháng. Các nhà tâm lý học cũng cảnh báo về khả năng “yếu ớt trong dân số” sau Covid-19, những người này có thể bị gia tăng cảm giác lo lắng, hướng nội, đặc biệt dễ bị cảm giác buồn nôn. Các chuyên gia khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn, làm những gì yêu thích, đi bộ và thiền để đối phó với tình trạng này.
Theo trang Worldometer, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 465.000 ca mắc Covid-19 và trên 10.100 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 172 triệu ca, trong đó trên 3,7 triệu ca tử vong.
Ông Michael Ryan, Giám đốc Chương trình y tế khẩn cấp thuộc WHO, lưu ý rằng trong số 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới vào tuần trước thì có 8 nước tập trung ở châu Mỹ.
Phát biểu với báo giới, quan chức WHO nhấn mạnh: “Tình hình dịch tại Nam Mỹ thời điểm này rất đáng quan ngại”. Ông nêu rõ khu vực này đã ở trong tình cảnh thực sự khó khăn mới chỉ vài tháng trước đây, hiện nay tình hình lại đang bắt đầu diễn biến xấu đi.
Theo ông Ryan, tình trạng lây lan dịch bệnh tại Nam Mỹ đang căng thẳng, lây nhiễm trong cộng đồng diễn ra trên diện rộng trong khi hệ thống y tế quá tải, tỷ lệ tử vong cao.
Hàng nghìn tình nguyện viên từ chối tham dự Thế vận hội Tokyo
Newsweek đưa tin, thế vận hội Olympic Tokyo gặp khó khăn mới khi hàng nghìn tình nguyện viên đăng ký tham gia đã thay đổi kế hoạch.
Thanh Bình (lược dịch)