Sài Gòn - Những ngày đầu tiên sau 30/4 (P.2)

Trong nhiều năm, Việt Nam là chiến trường của chính trị, quân sự và tinh thần. Cuộc chiến đã khắc sâu ý thức hệ con người đến mức tưởng như những gì tồi tệ nhất xảy ra với thế giới đều đã xảy ra ở đây

Đã có nhiều sự kiện quan trọng được quyết định ở chiến trường Việt Nam: Bên nào sẽ chiến thắng trong cuộc đối đầu giữa những người cộng sản và tư bản? Liệu rằng các quốc gia phương Tây sẽ tiếp tục chế độ cai trị các thuộc địa cũ hay không? Liệu các quốc gia nhỏ bé có thể đứng cạnh những ông lớn; liệu quân du kích có thể đánh bại những đội quân hiện đại không? Và cũng có thể, liệu cuộc đấu tranh nhân dân – phong trào hoà bình ở mọi tâm điểm chiến tranh tại đất nước này – có thể xoay vần mọi chính sách của một nước lớn không? 

Sài Gòn - Những ngày đầu tiên sau 30/4 (P.2) - ảnh 1

Trang nhất của tờ The Guardian xuất bản ngày 1/5/1975, chỉ một ngày sau khi Sài Gòn thất thủ và kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: The Guardian.

Một thực tế rõ ràng rằng cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam là một sai lầm, một tội lỗi – bởi nó đã bị truy đuổi tàn nhẫn và bị bỏ rơi một cách khó tin. Thực tế đơn giản chỉ có vậy.

Câu chuyện về sự sụp đổ của chính quyền miền Nam Việt Nam nổi tiếng là một biên niên sử của sự thất bại được báo trước. Hai vị Tổng thống Richard Nixon và ông cố vấn Henry Kissinger, hiểu ra rằng cuộc chiến không còn bền vững về mặt chính trị, đã đồng ý rút quân đội Mỹ, theo đúng Hiệp định Paris ký kết năm 1973. Họ hiểu rằng điều đó có nghĩa là chính quyền Bắc Việt thực tế đã thắng. 

40 năm sau khi công bố sự kiện này trên tờ The Guardian (Anh) bằng một bản tin, Martin Woollacott (một một cựu phóng viên, biên tập viên quốc tế và bình luận về các vấn đề quốc tế của tờ The Guardian) đã có một thiên phóng sự khá dài, hồi tưởng về những ngày đầu tiên sau sự kiện 30/4/1975 ở Sài Gòn.

Ông là một trong số ít nhà báo nước ngoài ở lại Việt Nam sau ngày 30/4/1975. Gần đây, ông đã có những hồi ức về những ngày đặc biệt ở Sài Gòn trên tờ The Guardian. 

Infonet xin lược dịch và chuyển đến bạn đọc bài viết này để mọi người có cái nhìn rõ hơn về suy nghĩ và quan điểm của một người nước ngoài về ngày 30/4 lịch sử nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, Thống nhất đất nước.

Nhưng, theo lời của Kissinger, người Mỹ vẫn muốn có một “quãng thời gian hợp lệ” giữa khi họ khởi hành và khả năng thất bại của miền Nam Việt Nam. Mặc dù có vẻ như họ vẫn nuôi hy vọng về ý tưởng rằng miền Nam Việt Nam, với sự giúp đỡ, sẽ vẫn tồn tại. Bản chất của điều này là họ mong đợi miền Nam Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu kể cả sau khi quân đội Mỹ rút quân, nhằm khẳng định với thế giới một quan điểm rằng nước Mỹ không quá tệ hại.

Ý tưởng kinh dị này là của Nixon, là kết quả của sự lẫn lộn trong tổng hoà những cú trượt dốc về quan điểm chính trị, về sự mở rộng chiến tranh sang Campuchia bị phản đối rộng rãi, về cú sốc giá dầu năm 1973, về chi phí khổng lồ cho cuộc chiến ở đất Mỹ dẫn đến lạm phát cao khủng khiếp. Và tất cả những điều này thành giọt nước tràn ly khi xảy ra vụ bê bối Watergate. Quốc hội Mỹ sôi sục, nổi loạn và tranh cãi, đặc biệt về cuộc chiến, buộc phải cắt giảm chi tiêu sau khi đã cắt giảm viện trợ quân sự cho Sài Gòn dù đã hứa hẹn.

Miền Nam Việt Nam, trở nên hoang mang, cảm thấy thật khó thuyết phục và khó hiểu khi mà số lượng súng đạn họ có quyền sử dụng, số lượng các máy bay nhiệm vụ họ cần và số lượng trang thiết bị phụ tùng thay thế họ được cấp cứ giảm dần theo từng tháng. Vào cuối tháng 8/1974, Thiếu tướng John E Murray, người phụ trách việc duy trì nguồn cung cho lính miền Nam, đã viết thư thẳng thừng nói rằng, “không có sự hỗ trợ phù hợp, quân lực Việt Nam Cộng hoà sẽ dần thua cuộc. Có thể không phải là tuần tới hay tháng tới, nhưng có thể năm sau điều đó sẽ xẩy ra”.

Như vậy, xét trên góc độ rắc rối về kỹ thuật quân sự, chiến tranh thực sự khá đơn giản. Miền Nam Việt Nam là một đất nước dài và mỏng manh. Với tính chất địa lý đó, muôn đời sẽ bị hở sườn. Nó buộc phải phòng thủ ở mọi khu vực, và không thể làm được điều đó nếu không có sự linh động và hoả lực mạnh mẽ từ sự hỗ trợ của Mỹ. Nhưng nguồn cung viện trợ nay đã bị cắt đứt.

Tổng thống Thiệu, nhà lãnh đạo chưa bao giờ được hợp thức hoá, giờ đây thậm chí còn vô phương chống đỡ hơn. Nền kinh tế miền Nam đổ vỡ, ông ta mất cả nguồn hỗ trợ từ phía Công giáo, vốn vẫn đứng cùng phía với ông. Và giới tăng ni Phật tử ngày càng xa cách, tự xem mình như những người ôn hoà và trung lập ở phía “Lực lượng thứ ba”.

Nhưng nếu miền Nam Việt Nam rơi vào tình trạng bấp bênh thì chính quyền Bắc Việt cũng có những lo lắng của mình khi Nga và Trung Quốc ngừng viện trợ sau Hiệp định Paris. 

Kế hoạch của họ là một chiến dịch kéo dài hai năm, và sẽ mang về chiến thắng vào năm 1976. Nhưng cuộc tiến công mở rộng vào Tây Nguyên quá thành công đã thúc đẩy họ tiến tới vào năm 1975. Tất cả chỉ vỏn vẹn trong vòng hai tháng. Sai lầm chiến thuật của Thiệu và tướng lĩnh đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Nhưng những thất bại nhanh chóng đó được quy cho sự thiếu thốn nguồn dự trữ và giảm hoả lực của miền Nam.

Chính quyền Bắc Việt bao vây Sài Gòn. Ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và vài nơi khác, sự hoảng loạn, rối loạn, bất tuân lệnh và bỏ chạy tạo nên quang cảnh thật khủng khiếp. Ở đó, những trận chiến của chủ nghĩa anh hùng và sự hy sinh khó có thể xảy ra. Nhưng miền Nam Việt Nam – “con rối thực thể”, quốc gia thực sự, hoặc bất cứ là gì đi nữa – đã biến mất trong một làn khói chiến tranh. Thế giới vô cùng kinh ngạc!

(Còn tiếp)

Phan Sương (lược dịch)

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !