Philippines muốn có vắc-xin Covid-19 của TQ, không để Mỹ lập căn cứ

Ông Duterte đề nghị nhà lãnh đạo Tập Cận Bình bán vắc-xin phòng Covid-19 do Trung Quốc sản xuất và nhấn mạnh không để Mỹ lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ quốc gia. 

 

Phát biểu trong cuộc họp hôm 27/7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho hay, cách đây 4 ngày ông đã nói chuyện với nhà lãnh đạo Tập Cận Bình rằng liệu Philippines có thể là quốc gia đầu tiên có vắc-xin của Trung Quốc hoặc có thể mua vắc-xin này được không.

Tính tới ngày 27/7, Philippines đã có hơn 82.000 ca mắc Covid-19 và hơn 1.900 người thiệt mạng cùng hơn 26.000 người hồi phục sau khi nhiễm virus corona chủng mới. Philippines hiện là quốc gia đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất.

{keywords}
Philippines muốn được ưu tiên mua vắc-xin Covid-19 của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)

Theo ông Duterte, Philippines hiện có 93 phòng xét nghiệm và chính phủ đang hướng tới mục tiêu tiến hành xét nghiệm trên 1,4 triệu người tới ngày 31/7. Bản tin của Bộ Y tế Philippines cũng cho biết, tính tới ngày 19/7, nước này đã làm xét nghiệm cho 1,14 triệu người.

Philippines cũng là một trong những quốc gia áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất và lâu nhất trong vài tháng qua nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan Covid-19 cho 3,5 triệu dân. Dù lệnh phong tỏa đã được nới lỏng ở nhiều khu vực, nhưng thủ đô Manila vẫn đang nằm trong vùng cách ly. 

Đáng nói, cũng trong cuộc họp này, Tổng thống Duterte nhấn mạnh ông sẽ không đồng ý để Mỹ thiết lập các căn cứ quân sự ở Philippines bởi “nếu chiến tranh bùng nổ, đó sẽ là một đấu trường hạt nhân và chắc chắn Philippines sẽ bị xóa sổ”.

Trong thế kỷ 20, hai căn cứ quân sự quy mô lớn nhất bên ngoài lãnh thổ quốc gia Mỹ được đặt ở Philippines gồm căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic. Song quân đội Mỹ đã rút khỏi Philippines vào năm 1992.

Hồi đầu năm nay, Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Các lực lượng ghé thăm (VFA) ký kết với Mỹ. 

Theo quy định trong VFA, việc rút khỏi hiệp ước sẽ chính thức có hiệu lực trong 180 ngày sau khi thông báo chấm dứt được gửi cho phía còn lại. Động thái của Philippines được cho là nhằm giảm bớt mối liên minh truyền thống với Mỹ. Thậm chí, Manila khẳng định Philippines có thể tự phát triển năng lực phòng vệ và các mối liên minh khác.

Hiệp ước VFA được ký kết năm 1998 cho phép hàng nghìn binh sĩ Mỹ hoạt động luân phiên tại Philippines để thực hiện cứu trợ cứu nạn và tiến hành tập trận chung. Hàng năm, quân đội Mỹ - Philippines tổ chức hàng chục đợt diễn tập chung.

Tới tháng Sáu, Tổng thống Duterte lại ra tuyên bố hủy tạm dừng VFA. Giới chuyên gia nhận định, quyết định bất ngờ của ông Duterte cho thấy Manila đang thay đổi những tính toán địa chính trị giữa lúc Trung Quốc ngày càng hung hăng ở Biển Đông.

Ngoài ra, nền kinh tế bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 cũng là lý do khiến Philippines quay trở lại thi hành VFA, hiệp ước tồn tại 20 năm và là trung tâm của mối quan hệ liên minh quân sự Mỹ - Philippines.

Minh Thu (lược dịch)

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !