Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, 2020 là năm mà khái niệm về thời gian dường như bị phá vỡ khi bạn chẳng thể phân biệt thứ Hai hay thứ Ba, khi mỗi tuần trôi qua đều chẳng có gì khác biệt hay mới mẻ.
Nếu như đầu năm 2020, giới chuyên gia đã từng lạc quan đưa ra dự báo về những gam màu sáng trong bức tranh triển vọng kinh tế thế giới như sự thịnh vượng toàn cầu tăng lên, các quốc gia đều cải thiện điều kiện sống… thì đại dịch Covid-19 đã trở thành một cú sốc với sức tàn phá ghê gớm giáng vào nền kinh tế thế giới năm 2020.
Hàng triệu người thất nghiệp đang chật vật tính kế mưu sinh từng ngày; vào giai đoạn đỉnh điểm của dịch, ít nhất 1,5 tỉ trẻ em và thanh thiếu niên tại hơn 160 nước đã không thể tới trường.
Hậu quả của Covid-19 với giáo dục có thể còn kéo dài trong nhiều thập niên nữa, bởi nó không chỉ làm gián đoạn học hành trong ngắn hạn mà còn thu hẹp bớt các cơ hội kinh tế cho thế hệ sinh viên bị ảnh hưởng về lâu dài.
Theo trang thống kê Worldometers, thế giới hiện ghi nhận 82.394.794 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.798.097 trường hợp tử vong và 58.402.311 bệnh nhân bình phục.
Dưới đây là những hình ảnh kỳ lạ nhất thế giới trong năm 2020:
Cư dân của một ngôi làng Nubian, Ai Cập chơi với một con lạc đà.
Những người theo đạo Shinto trước nghi lễ rửa mặt bằng nước đá hàng năm ở một trong những ngôi đền ở Tokyo.
Bọt biển từ cơn bão bao phủ các khu vực ven biển của Cape Town, Nam Phi.
Người biểu tình chống lại các hạn chế do đại dịch Covid-19 ở Berlin, Đức.
Buổi tập Yoga rượu vang ở Riga, Latvia.
Lễ hội hóa trang Carnival ở Lucerne, Thụy Sĩ.
Những thanh niên đeo mặt nạ hình lợn ở khu mua sắm Tokyo, Nhật Bản.
Buổi hòa nhạc của nghệ sĩ dương cầm Alain Roche trên một công trường xây dựng ở Munich, Đức.
Một người đàn ông trong trang phục khủng long bạo chúa đang lướt sóng trên bãi biển ở Palermo, Italy.
Vận động viên thể dục trong một buổi tập luyện trên bờ sông ở Hove, Vương quốc Anh.
Người đàn ông lái xe chở một đàn ngỗng trên nóc ô tô ở Azerbaijan.
Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của các nghệ sĩ người Thụy Sĩ Frank và Patrick Riklin trên ngọn núi cao.
Chiếc xe lam có hình thù virus corona ở Chennai, Ấn Độ.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.