Liên Hợp Quốc kêu gọi dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt do đại dịch Covid-19

TASS đưa tin, hôm 24/3, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) Michelle Bachelet kêu gọi nới lỏng hoặc đình chỉ các biện pháp trừng phạt đối với một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Tuyên bố này đưa được ra tại Trụ sở Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ ở Gevena (Thụy Sỹ), hôm qua 24/3. Cụ thể, Cao ủy Nhân quyền đang nói về các nước như Iran, Venezuela, Cuba, Zimbabwe và Triều Tiên.

Liên Hợp Quốc kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt do đại dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: AP).

Bà Bachelet cho biết: “Trong thời điểm đặc biệt hiện nay, cả về lý do gắn với những nỗ lực toàn cầu trong lĩnh vực y tế - xã hội, cả với mục đích hỗ trợ nhân quyền và bảo toàn sự sống của hàng triệu người ở những nước này các biện pháp trừng phạt cần được nới lỏng hoặc đình chỉ”.

Đồng thời, bà Bachelet nhấn mạnh, điều quan trọng quyết định sự sống còn là phải tránh sự sụp đổ của hệ thống y tế của bất kỳ đất nước nào, tính đến tác động bùng nổ của đại dịch Covid-19 về tỷ lệ tử vong, thiệt hại và lây lan toàn cầu.

Theo quan điểm của Cao ủy Nhân quyền, cần phải giải thích rộng rãi với các nước về trường hợp “đặc biệt” trong các lệnh trừng phạt đối với việc cung cấp các sản phẩm có tính nhân đạo và cho phép cung cấp thiết bị y tế cũng như hàng hóa khác để chống lại dịch Covid-19 một cách nhanh chóng và linh hoạt.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền lưu ý, ở Iran đã có hơn 1.900 người tử vong do mắc Covid-19, trong đó có 50 nhân viên y tế. Các lệnh trừng phạt đối với Iran đã ảnh hưởng đến việc cung cấp các loại thuốc và trang thiết bị y tế cơ bản, bao gồm cả máy thở và các thiết bị bảo vệ dành cho y bác sĩ.

Iran là nước có số ca tử vong nhiều thứ 4 thế giới chỉ sau Italy, Trung Quốc và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, khác với 3 nước trên, Iran không áp đặt lệnh phong tỏa lên người dân. Dù vậy, chính quyền Iran vẫn kêu gọi người dân tránh rời khỏi nhà và đã ra lệnh đóng cửa một số nơi công cộng, trung tâm giải trí, khu mua sắm.

Ngoài ra, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) thông qua kế hoạch “thời chiến”, trong đó có gói kích thích kinh tế hàng nghìn tỉ USD cho các doanh nghiệp, người lao động và hộ gia đình ở các nước đang phát triển đang vật lộn chống đại dịch Covid-19.

Ông Guterres cho biết, G20 chiếm 85% GDP toàn cầu và có lợi ích trực tiếp cũng như vai trò quan trọng giúp các nước đang phát triển ứng phó với khủng hoảng dịch bệnh.

Cũng theo ông Guterres, cần phải tạo ra một cơ chế phản ứng dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để chống lại tác động của đại dịch Covid-19. Theo ông, điều này sẽ tăng cường phản ứng toàn cầu và cung cấp nhiều cơ hội hơn để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Hôm 11/3, Tổ chức Y tế thế giới chính thức tuyên bố sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là “đại dịch toàn cầu”.

WHO cho biết việc tuyên bố đại dịch không liên quan đến sự thay đổi bản chất của căn bệnh nhưng lại liên quan đến những quan ngại về khả năng lây lan về mặt địa lý. Tình trạng đại dịch được xác nhận nếu một căn bệnh mới mà con người chưa có khả năng miễn nhiễm lan rộng ngoài dự kiến của thế giới.

Covid-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, 197 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc.

Thanh Bình (lược dịch)

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !