Không có Nga, Ukraine biết sống sao?

Nền kinh tế Ukraine đứng trước nguy cơ lung lay nếu như Nga dừng sử dụng Ukraine làm điểm trung chuyển năng lượng sang các thị trường phương Tây. Trong khi đó, Mỹ và châu Âu hiện không sẵn lòng thế chỗ trống của Nga.

Trong những năm gần đây, Nga không ít lần cảnh báo thậm chí là tuyên bố rõ kế hoạch dừng sử dụng Ukraine làm điểm trung chuyển cho hoạt động xuất khẩu năng lượng sang các thị trường phương Tây. Nếu tuyên bố trên được hiện thực hóa, nền kinh tế Ukraine sẽ xuất hiện một lỗ hổng lớn mà Mỹ và châu Âu dường như không sẵn sàng lấp đầy.

Tạp chí National Interest dẫn nhận định của ông Nikolas K. Gvosdev, chuyên gia an ninh tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, bản thân ông vô cùng ngạc nhiên khi mà không ít nhà phân tích đề ra kế hoạch thay đổi chính sách địa chính trị để hướng về phía Tây cho Ukraine cũng như đưa Ukraine vào hệ thống cấu trúc an ninh của thế giới châu Âu – Đại Tây Dương. Bởi theo ông Gvosdev, mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Ukraine là điều không cần bàn cãi.

Trạm bơm khí đốt ở vùng Volovets, phía tây Ukraine.

Trong giai đoạn những năm 1990, Nga không có lựa chọn nào khác là dựa vào hệ thống cấu trúc cơ sở hạ tầng có từ thời Liên Xô cũ. Do đó, cán cân an ninh và kinh tế bắt đầu xuất hiện sau khi Liên Xô cũ sụp đổ đồng thời buộc Nga dựa vào Ukraine để có thể bán năng lượng cho các khách hàng phương Tây với giá cao hơn.

Tuy nhiên, mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi các nước vùng Baltic tự phát triển hệ thống cung cấp năng lượng thay vì phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô và năng lượng giá rẻ từ Nga. Đặc biệt khi Latvia, Lithuania và Estonia quyết định gia nhập NATO, Nga đã cho xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ở phía bắc bên ngoài vùng St. Petersburg, giúp Moscow không còn phải phụ thuộc vào các nước Baltic.

Song cả Thủ tướng Yuliya Timoshenko và Tổng thống Viktor Yanukovych đều nhận ra điểm yếu của Ukraine. Đây chính là lý do khiến hai nhà lãnh đạo Ukraine nỗ lực đàm phán với Moscow về việc ký kết các hợp đồng dài hạn để Nga tiếp tục sử dụng Ukraine làm điểm trung chuyển năng lượng xuất khẩu sang các nước phương Tây. 

Nhưng sau cuộc biểu tình ở Quảng trường Maidan, Nga bắt đầu có kế hoạch dừng sử dụng Ukraine làm điểm trung chuyển năng lượng. Ngay cả khi phải đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây, Liên minh châu Âu (EU) và mối quan hệ căng thẳng một thời gian ngắn với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi một máy bay quân sự Nga bị bắn rơi ở khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Syria vào cuối năm 2015, Nga vẫn không từ bỏ ý định dừng hợp tác với Ukraine. Theo đó, Nga nhiều lần công bố kế hoạch thay đổi tuyến đường xuất khẩu năng lượng vào năm 2019.

Dù Ukraine hoàn toàn có thể mua khí đốt, dầu mỏ và than đá từ các nguồn cung không phải từ Nga mà sẽ được vận chuyển bằng đường biển từ các tàu thuyền của đối tác châu Âu và Mỹ nhưng chắc chắn giá thành sẽ đắt đỏ hơn đồng thời gây tác động lớn tới nền kinh tế của Ukraine.

Đáng nói, công ty năng lượng quốc gia Nga sẽ phải đối mặt với tình cảnh hàng loạt đường ống dẫn nhiên liệu, nhà kho và các trạm bơm bị bỏ hoang trong lúc tìm khách hàng mới thế chỗ Nga.

Dù nguồn năng lượng từ vùng Caucasus có thể được vận chuyển thông qua tuyến đường Odessa-Brody từ biển Caspi tới châu Âu nhưng Ukraine vẫn không thể kiếm được số tiền lớn như khi còn hợp tác với Nga. 

Ngoài ra, Ukraine có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất năng lượng trong nước nhưng các công ty nước ngoài sẽ không bỏ tiền ra đầu tư cho tới khi hòa bình được thiết lập ở khu vực phía đông Ukraine cũng như tình hình ở bán đảo Crimea được giải quyết. Quan trọng hơn một khi Nga cho dừng hợp đồng trung chuyển năng lượng với Ukraine, xung đột ở Ukraine đứng trước nguy cơ mở rộng. 

Trong khi đó, sau chuyến thăm gần đây của Tổng thống Vladimir Putin tới Ankara, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận rằng việc nhanh chóng hoàn thiện đường ống  dẫn khí đốt từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ mang tên "Turkish Stream" đang là ưu tiên hàng đầu của quốc gia này. Cũng theo ông Erdogan, Turkish Stream sẽ giúp Nga không còn phải vận chuyển năng lượng qua Ukraine và biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành điểm trung chuyển thay thế để giúp Nga xuất khẩu năng lượng sang các thị trường ở phía nam và trung Âu.

Dù bản thân không ưa gì Tổng thống Nga Putin song Thủ tướng Angela Merkel cũng đã xác nhận cam kết bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia Đức. Theo đó, các khoản đầu tư của Đức vào những dự án năng lượng của Nga hay còn gọi là "Dòng chảy phương Bắc" vẫn được thi hành. 

Theo ông Gvosdev, câu hỏi đặt ra là sau năm 2019, Ukraine sẽ sống ra sau khi mà thỏa thuận giữa Nga và Ukraine hết hạn và các đường ống dẫn năng lượng thay thế Ukraine hoàn thành. Đây cũng chính là lúc các nhà lãnh đạo Ukraine cần đưa ra một chính sách để thu hút phương Tây thế chỗ trống của Moscow cũng như tìm cách níu chân Nga trong thương vụ dùng Ukraine làm điểm trung chuyển năng lượng. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !