Hé lộ các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của bà Kamala Harris
Mới đây, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự định tập trung vào vấn đề an ninh mạng và hợp tác y tế quốc tế trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại.
Thông tin này được CBS News trích dẫn các nguồn tin trong Nhà Trắng hôm 25/2.
Bà Kamala Harris đã làm nên lịch sử, trở thành người phụ nữ đầu tiên và người Mỹ da màu gốc Nam Á đầu tiên giữ chức vụ Phó Tổng thống Mỹ. (Ảnh: Reuters) |
Theo đó, bà Harris dự định sẽ tham gia tích cực vào việc xây dựng và thực hiện chính sách đối ngoại của chính quyền mới. Đến nay, Phó Tổng thống Mỹ đã có các cuộc điện đàm với Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adan Ghebreyesus, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Gần đầy, bà Harris cũng lên kế hoạch cho các cuộc tiếp xúc khác với các nhà lãnh đạo nước ngoài, tuy nhiên những cuộc tiếp xúc vẫn chưa được tiết lộ.
Phó Tổng thống Mỹ được cho là có kế hoạch đưa an ninh mạng và các công nghệ liên quan trở thành hai ưu tiên trong chính sách đối ngoại, cũng như tương tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực y tế. CBS News cho rằng, chính trị gia đã quan tâm đặc biệt đến những lĩnh vực này khi bà còn là thượng nghị sĩ của bang California.
Theo các chuyên gia, bà Harris rất thông thạo các vấn đề kỹ thuật liên quan đến sự phát triển của truyền thông di động thế hệ thứ năm (5G). Ngoài ra, bà Harris đặc biệt quan tâm đến cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, quan tâm đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em và các vấn đề an ninh lương thực.
Tuy nhiên, theo CBS News, không giống như nhiều người tiền nhiệm khác, bà Harris vẫn chưa được giao chịu trách nhiệm kết nối với lãnh đạo của bất kỳ quốc gia nào.
Theo hãng truyền hình của Mỹ, trong sáu tháng đầu tiên sau lễ nhậm chức, cả nhà lãnh đạo Mỹ Joe Biden và bà Harris đều không lên kế hoạch cho chuyến công du nước ngoài nào. Thay vào đó là các cuộc điện đàm của Phó Tổng thống Mỹ với các nhà lãnh đạo thế giới.
Trong khi đó, theo Reuters, Tổng thống Biden đã có sự hỗ trợ của bà Harris trong nhiều sự kiện trong thời kỳ đầu nắm quyền ở Nhà Trắng. Động thái này cho thấy ông Biden muốn bà Harris có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chương trình nghị sự chính sách và chính trị của ông.
Đức phản ứng đối với các công ty từ chối làm việc với Nord Stream 2
TASS đưa tin, chính phủ Đức gọi việc một số doanh nghiệp của Đức và Mỹ từ chối hợp tác với dự án xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) là “quyết định riêng của các công ty”.
Thanh Bình (lược dịch)