Hàng trăm nữ thẩm phán Afghanistan lo sợ bị Taliban và tội phạm trả thù

Hàng trăm nữ thẩm phán Afghanistan đang đối mặt với nỗi sợ hãi bị Taliban cùng những tên tội phạm tìm thấy và sát hại. 

Cô Nabila hiện là một trong số 250 nữ thẩm phán ở Afghanistan không được đi làm trở lại dưới thời cai trị của chính quyền Taliban. Nguyên nhân là do Taliban không cho phép phụ nữ nắm giữ các chức vụ cấp cao.

Người mẹ của 3 cô con gái cho hay, cô không chỉ lo sợ sẽ bị Taliban trả thù mà cả những tên tội phạm từng bị cô kết án trước đây. Bởi sau khi nắm quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban đã cho giải phóng hàng ngàn phạm nhân bị nhốt ở các nhà tù trên khắp lãnh thổ quốc gia Nam Á.

{keywords}
Nữ thẩm phán Afghanistan Nabila tìm đường ẩn náu khỏi sự truy sát của Taliban và những kẻ phạm tội. (Ảnh: CNN)

“Hiện chúng tôi không cảm thấy an toàn, những kẻ phạm tội sẽ tới tìm tôi và cả gia đình của tôi”, CNN dẫn lời cô Nabila. 

Theo báo cáo của thẩm phán Vanessa Ruiz thuộc Hiệp hộị Nữ Thẩm phán Quốc tế (IAWJ) ở Mỹ, sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát vào ngày 15/8, hàng chục nữ thẩm phán đã phải bỏ trốn khỏi Afghanistan và những người ở lại đang phải đi tìm nơi lẩn trốn.

Nói với CNN, hai thẩm phán ở Afghanistan tiết lộ toàn bộ các thẩm phán làm việc dưới thời chính phủ Afghanistan cũ kể cả nam hay nữ đều đã bị thay thế bằng người do Taliban chỉ định.

Nhưng theo bà Ruiz, các nữ thẩm phán ở Afghanistan có thể là đối tượng bị chính quyền Taliban nhắm tới trừng phạt hơn bởi lâu nay, Taliban có tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Nhiều nữ thẩm phán Afghanistan từng phụ trách phán xử các vụ án liên quan tới tội phạm chống lại phụ nữ như cưỡng hiếp, giết hại và bạo hành.

“Bất cứ tên tội phạm nào cũng sẽ nổi giận trước phán quyết của thẩm phán. Nhưng nếu thẩm phán là nữ, phản ứng sẽ mạnh hơn rất nhiều”, bà Ruiz nói thêm.

Thậm chí, ngay cả trước thời điểm Taliban chiếm được thủ đô Kabul vào giữa tháng Tám, cuộc sống của các nữ thẩm phán Afghanistan đã đối mặt với nhiều rủi ro.

Hồi tháng Một, 2 thẩm phán thuộc Tòa án Tối cao Afghanistan đã bị một tay súng bắn chết ở thủ đô Kabul. Taliban cũng đã lên tiếng phủ nhận liên quan tới sự việc, theo Reuters.

Kể từ đó, mối đe dọa đối với những phụ nữ làm việc cho chính phủ Afghanistan cũ ngày càng gia tăng.

Gần đây, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp Quốc Michele Bachelet cho biết văn phòng của bà đã nhận được nhiều báo cáo nghi ngờ Taliban gõ cửa từng nhà và truy lùng những quan chức từng làm việc cho chính phủ Afghanistan cũ và cho Mỹ.

Như cô Nabila, mới đây cô cũng đã nhận được những lời dọa giết. “Một hay hai ngày sau khi Taliban tới Kabul, tôi nhận được cuộc gọi điện thoại đe dọa sẽ trả thù và giết hại”, cô Nabila chia sẻ.

Sau đó, cô Nabila đã bỏ số điện thoại cũ. Cả gia đình cô cũng phải cách vài ngày lại chuyển nhà để tránh bị phát hiện.

Một thẩm phán khác có tên Bibi cho biết thêm, khi Taliban tràn vào thủ đô Kabul, cô đã phải đưa 3 con nhỏ đi trốn.

“Tôi sợ nhất là cảnh 3 đứa trẻ phải nhìn thấy mẹ bị giết hại. Chúng tôi không thể ăn ngon ngủ yên. Chúng tôi chỉ biết chờ đợi và cuộc sống bình thường như xưa không thể trở lại”, cô Bibi tâm sự.

Điều đáng nói là khi Kabul thất thủ, cô Bibi đã nhanh chóng rời khỏi nơi làm việc và cũng chưa từng quay lại văn phòng. Trong khi đó, nơi làm việc lại lưu giữ toàn bộ thông tin cá nhân của cô từ ảnh, số điện thoại và địa chỉ nhà ở. Do đó, cô lo sợ Taliban và những phạm nhân từng bị cô xét xử sẽ tìm ra những thông tin này để đi trả thù.

“Chúng sẽ nghĩ đó là quyền của chúng để tìm ra tôi, đánh tôi và giết tôi, chúng không sợ bất cứ ai”, cô Bibi nhấn mạnh.

Cả cô Nabila và cô Bibi cùng gia đình vẫn đang cố gắng tìm cách để rời khỏi Afghanistan với sự hỗ trợ của những tổ chức quốc tế như IAWJ, nhưng tiến độ diễn ra rất chậm.

Bà Ruiz thừa nhận, họ đang làm tất cả những việc có thể, nhưng nguồn lực của IAWJ chỉ có hạn. Do đó, bà hối thúc các nước phương Tây cần hỗ trợ tích cực hơn.

Về phần mình, Mỹ cho biết vẫn tiếp tục sơ tán người dân Mỹ, Afghanistan và công dân nước ngoài khỏi Kabul sau hạn chót ngày 31/8. Trong vòng 2 tuần qua, 2 chuyến bay sơ tán đã cất cánh khỏi Kabul, theo tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Mỹ và Afghanistan rời khỏi Afghanistan nếu như họ muốn. Không có hạn chót cho sứ mệnh này”, ông Blinken cho biết. 

Taliban đổi giọng về chuyện đi học của các bé gái

Taliban thông báo sẽ cho nữ sinh trung học trở lại trường, nhưng chỉ sau khi chính quyền Taliban thiết lập được môi trường an toàn cho các em. Do đó, hiện chỉ có nam sinh mới được đi học trở lại.

{keywords}
Taliban đưa ra nhiều quy định hà khắc đối với phụ nữ và bé gái Afghanistan. (Ảnh: AP)

“Chúng tôi không phản đối chuyện học hành của nữ sinh, nhưng chúng tôi vẫn đang làm việc để xây dựng cơ chế để các nữ sinh có thể trở lại trường”, ông Zabiullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban nói với tạp chí Der Spiegel của Đức.

Cũng theo ông Mujahid, môi trường an toàn và giao thông cần được đảm bảo cho các nữ sinh trước khi các em được phép quay trở lại lớp học. Phát ngôn viên của Taliban nhấn mạnh thêm, các chuyên gia pháp lý sẽ cần chuẩn bị báo cáo về việc làm thế nào để xây dựng môi trường an ninh cho các bé gái và phụ nữ trong môi trường giáo dục và công sở.

Trong giai đoạn cầm quyền từ năm 1996 – 2001, các bé gái và phụ nữ Afghanistan bị Taliban cấm đi học và không được đi làm. Họ phải ở nhà và mặc quần áo trùm kín từ đầu tới chân khi xuất hiện ở nơi công cộng.

Ngay sau khi giành được quyền kiểm soát thủ đô Kabul vào ngày 15/8, Taliban tuyên bố sẽ là "phiên bản' khác so với chính quyền thời những năm 1990 khi hứa hẹn đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ Afghanistan trong khuôn khổ luật Hồi giáo. Song dường như lời nói không đi đôi với việc làm. Bởi Taliban đang cho áp đặt nhiều quy định nghiêm ngặt với nữ giới như không đi làm, đi học chung với nam giới và không được chơi thể thao.

Tính tới ngày 18/9, thời điểm các trường trung học ở Afghanistan mở cửa hoạt động trở lại, chỉ có các nam sinh được phép tới lớp.

Ngoài ra, trong tuần qua, Taliban cũng đã cho xóa bỏ Bộ Phụ nữ mà thay vào đó là Bộ Thúc đẩy Đức hạnh và Ngăn chặn Thói xấu. Đây cũng chính là cái tên mà chính quyền Taliban cầm quyền vào những năm 1990 đã sử dụng. Bộ này có nhiệm vụ trừng phạt những người phụ nữ mà Taliban coi là hành xử không phải phép. Hình phạt mà những phụ nữ bị kết tội phải nhận cũng vô cùng tàn nhẫn.

Vào ngày 7/9, Taliban đã cho thông báo danh sách các thành viên nội các trong chính phủ lâm thời. Nhưng tất cả thành viên đều là nam giới. Trả lời câu hỏi phỏng vấn của kênh truyền hình tư nhân TOLO News về việc các thành viên trong nội các của chính phủ lâm thời Taliban toàn nam giới, phát ngôn viên lực lượng Hồi giáo là ông Sayed Zekrullah Hashimi cho rằng, phụ nữ không thể đảm nhận cương vị Bộ trưởng mà chỉ nên ở nhà sinh con.

Trong thời gian qua, nhiều phụ nữ Afghanistan đã xuống đường ở thủ đô Kabul để biểu tình nhằm yêu cầu Taliban giữa lời hứa đảm bảo các quyền bình đẳng như nam giới. Song Taliban đã cho các tay súng trấn áp và buộc đám đông biểu tình phải giải tán.

Chính quyền Taliban cũ sụp đổ vào năm 2001, thời điểm Mỹ triển khai quân tới Afghanistan để thực hiện “cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu”, sau sự kiện khủng bố 11/9 khiến gần 3.000 người Mỹ thiệt mạng. Tuy nhiên, cuộc chiến suốt 20 năm qua của Mỹ và quân đội nước ngoài vẫn không thể mang lại nền hòa bình và sự ổn định cho Afghanistan.

Vào ngày 30/8, Mỹ đã cho rút toàn bộ binh lính khỏi Afghanistan sau khi chính quyền Afghanistan vốn được Washington hậu thuẫn nhanh chóng bị Taliban đánh bại.

Tấm rèm chia đôi lớp học ở Afghanistan dưới thời Taliban

Tấm rèm chia đôi lớp học ở Afghanistan dưới thời Taliban

Một số trường Đại học ở Afghanistan dùng rèm treo giữa lớp để phân tách chỗ ngồi giữa các nam sinh và nữ sinh. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !