Hamas tấn công các cơ sở dầu khí trên biển Israel để ‘trả đũa’ vụ tàu ngầm?

Hamas được cho là đã sử dụng UAV và “tàu ngầm” tự sát để tấn công vào các giàn khai thác dầu khí của Israel trên biển Địa Trung Hải.

Theo truyền thông Mỹ ngày 18/5, cuộc xung đột Palestine-Israel đang nhanh chóng mở rộng từ đất liền sang hướng biển. Hamas đã nhắm mục tiêu vào các giàn khoan dầu khí ngoài khơi của Israel và Hải quân Israel cũng đã sử dụng tàu chiến để phóng tên lửa vào Gaza.

Truyền thông Israel dẫn một số hình ảnh cho thấy Israel phóng tên lửa từ tàu chiến của mình để tấn công các mục tiêu của Hamas trên lãnh thổ Palestine. Đồng thời, có thông tin cho rằng các tay súng Hamas đã bắn rocket vào giàn khí đốt tự nhiên của Israel ở Địa Trung Hải.

{keywords}
Giàn khai thác khí đốt của Israel trên biển Địa Trung Hải. Nguồn: sina.

Theo báo cáo, một đoạn video công khai cho thấy dường như Israel đã sử dụng tên lửa Spike do hãng Các hệ thống phòng thủ tiên tiến Rafael phát triển, đây là tên lửa tấn công độ chính xác cao phiên bản đặc biệt của Hải quân Israel.

Trong số đó, phiên bản vượt đường chân trời Spike NLOS có tầm bắn gần 20 km và có khả năng chuyển đổi mục tiêu sau khi phóng. Tên lửa này cho phép binh lính điều khiển có thể nhìn thấy mục tiêu bị tấn công thông qua thiết bị hình ảnh hồng ngoại trên đầu đạn tên lửa. Bằng cách đó, người điều khiển có thể phát hiện các sai xót về mục tiêu để thay đổi, từ đó cải thiện độ chính xác của cuộc tấn công.

Báo cáo cũng đề cập rằng ngoài tên lửa Spike, Hải quân Israel cũng có thể sử dụng UAV Harop do Israel Aerospace Industries phát triển để tấn công các mục tiêu của Hamas. Harop là UAV tự sát đã được các khách hàng nước ngoài đặt mua và sử dụng. Nó được trình làng trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh nổ ra vào năm ngoái và thu hút sự chú ý đáng kể.

Hiện, ngoài việc mở các cuộc tấn công liên tục vào các mục tiêu ở Dải Gaza, Israel cũng đang tích cực bảo vệ các cơ sở dầu khí Tamar ngoài khơi của mình. Các cơ sở dầu khí này cách cảng Haifa khoảng 80 km về phía Tây, cách bờ biển Ashkelon khoảng 22,5 km. Trữ lượng của các mỏ dầu khí này rất quan trọng đối với Israel, thậm chí có quan điểm cho rằng khinh hạm Sa'ar 6 mới nhất của Israel được thiết kế để bảo vệ các cơ sở này.

Báo cáo đề cập rằng Chevron - công ty năng lượng đa quốc gia của Mỹ tuần trước cho biết, họ sẽ tạm thời đóng cửa giàn khí đốt Tamar, điều này cho thấy rằng các mỏ khí đốt ở phía đông Địa Trung Hải đang bị tấn công hoặc đe dọa tấn công. Trước đó, Lữ đoàn Kassan của Hamas cũng ra tuyên bố cho biết, mục tiêu tiếp theo của họ là một "giàn khí đốt tự nhiên" gần Dải Gaza.

Người phát ngôn của Chevron cho biết: “Ưu tiên của Chevron là đảm bảo an toàn cho nhân viên, cơ sở vật chất và môi trường cộng đồng”. Mặc dù Bộ Năng lượng Israel cho biết việc đóng cửa giàn khí Tamar không liên quan trực tiếp đến tuyên bố liên quan của Hamas.

Tuy nhiên, tuyên bố của Chevron dường như trái ngược với tuyên bố của Bộ Năng lượng Israel. Bộ Năng lượng của Israel tuyên bố, họ đang thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của nhà máy điện sẽ không bị ảnh hưởng và một giàn khai thác khí đốt tự nhiên khác có tên là Helivatan vẫn đang hoạt động.

{keywords}
Israel lắp đặt hệ thống Iron Dome trên tàu chiến. Nguồn: Sina.

Kể từ khi Chevron tuyên bố đóng cửa giàn khí đốt Tamar, theo tờ Times of Israel, Hamas đã phóng "hàng chục" tên lửa vào giàn khoan dầu khí. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy Hamas đã tấn công thành công giàn khí đốt Tamar.

Hamas cũng tuyên bố đã tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng khác ở Israel, sử dụng tên lửa để bắn trúng một bể chứa dầu lớn ở ashkelon và gây ra hỏa hoạn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các bểchứa dầu có thực sự bị tấn công trong vụ việc này hay đó chỉ là hiệu ứng nổ của tên lửa.

Theo báo cáo, ngoài việc sử dụng tên lửa không dẫn đường, Hamas cũng sử dụng UAV mang theo thuốc nổ trong cuộc xung đột. Loại UAV này phù hợp hơn để tấn công cơ sở hạ tầng dầu khí ngoài khơi. Việc Israel lắp đặt hệ thống đánh chặn “Iron Dome trên các tàu chiến của mình dường như đã trở thành một chiến thuật được sử dụng thường xuyên hơn. Đầu năm nay, khinh hạm Sa'ar 5 của Israel đã được trang bị hai hệ thống Iron Dome.

Có nguồn tin cho rằng, ít nhất một UAV cảm tử của Hamas đã bị máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Israel bắn hạ ở phía đông Địa Trung Hải vào tuần trước. Cũng có nguồn tin cho rằng ít nhất một hệ thống phòng thủ "Barak" đã được triển khai ở Israel nhằm bảo vệ các giàn khai thác dầu khí.

Loại vũ khí khác mà các chiến binh Hamas có thể sử dụng để tấn công các giàn khoan dầu là “tàu ngầm” tự sát. Đây là thiết bị tự hành dưới nước của Hamas được gắn thiết bị nổ và được điều khiển từ xa. Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố rằng nhiều "tàu ngầm" này đã bị Israel phá hủy. Những "tàu ngầm" này có khả năng mang đầu đạn nặng tới 30 kg. Các cuộc không kích do Israel tiến hành vừa qua ở khu vực ven biển cũng là nhằm vào cơ sở hạ tầng của loại vũ khí này.

Báo cáo cho rằng, các tên lửa do Hamas phóng đã gây ra những rủi ro nhất định đối với các cơ sở năng lượng ngoài khơi của Israel. Không có gì ngạc nhiên khi Israel điều động một hạm đội tàu chiến và máy bay chiến đấu để đối phó hoạt động này.

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky đưa ra tuyên bố ‘nóng’ về Crimea

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky đưa ra tuyên bố ‘nóng’ về Crimea

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho biết trên Twitter, nước này đang làm mọi cách để “đòi lại” quyền kiểm soát Crimea.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !