Giá nhà tại Mỹ đạt mức cao kỷ lục sau giai đoạn khủng hoảng
Vào tháng 3/2021, giá nhà ở tại Mỹ đạt mức cao nhất mọi thời đại, mặc dù thực tế là doanh số bán bắt đầu giảm trong bối cảnh tình trạng thiếu nhà ngày càng trầm trọng.
Thông tin trên được Mansion Global trích dẫn dữ liệu từ Hiệp hội môi giới quốc gia Mỹ (NAR) cho biết.
Theo NAR, giá bán trung bình cho các căn nhà hiện có là 329,1 nghìn USD vào tháng 3, đây được coi là một kỷ lục trong lịch sử, tăng 17,2% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Nguồn cung nhà hạn chế trong thời gian qua trong khi nhu cầu nhà ở lớn đã đẩy giá nhà tăng cao. (Ảnh: Reuters) |
Trong khi đó, doanh số bán nhà trong tháng 3 giảm 3,7% so với tháng 2. Đây là tháng sụt giảm giao dịch thứ hai liên tiếp, mặc dù doanh số bán hàng đã tăng 12,3% so với cùng kỳ trong tháng 3.
“Người tiêu dùng đang phải đối mặt với chi phí sở hữu nhà tăng vọt, tỷ lệ thế chấp tăng và khả năng chi trả nhà ở giảm. Tuy nhiên, người mua vẫn đang hoạt động tích cực trên thị trường bất động sản”, nhà kinh tế trưởng của NAR, Lawrence Yun cho biết.
Trên thực tế, tồn kho nhà ở đã giảm 28,2% trong tháng 3, so với cùng thời điểm năm 2020. Theo các báo cáo, số nhà bán được trung bình trong 18 ngày ở mức thấp kỷ lục.
Ông Yun nhận định, lãi suất thế chấp đã tăng nhẹ, nhưng vẫn rất hấp dẫn. Nhìn chung, ông Yun đánh giá tích cực về tương lai của thị trường nhà ở Mỹ.
“Các số liệu mới nhất cho thấy ít nhất một nửa số người trưởng thành ở Mỹ đã được tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19, và dữ liệu về các dự án xây dựng cũng như việc làm đang được tạo ra cho thấy khu vực nhà ở sẽ có mức tăng trưởng cung và cầu ấn tượng”, ông Yun kết luận.
Thị trường bất động sản Mỹ thời gian gần đây xuất hiện 3 xu hướng đáng quan ngại nhất: Thứ nhất là số lượng nhà rao bán giảm 42%, mức giảm kỷ lục kể từ năm 2016; Thứ hai là giá nhà được bán cao hơn mức giá niêm yết tới hơn 100%, năm 2020 là 1,9%; Thứ ba là có tới 61% số nhà được bán trong chưa đầy 2 tuần rao bán trên thị trường.
Mặc dù nguyên nhân chính khiến giá nhà hiện nay tăng quá cao là do nhu cầu tăng khi nguồn cung thấp kỷ lục, nhưng việc duy trì lãi suất cho vay mua nhà thấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đóng một vai trò quan trọng.
Mặc dù lãi suất hiện đang tăng nhẹ, nhưng vẫn ở gần mức thấp lịch sử. Bên cạnh việc bám vào lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, vốn đã giảm đáng kể trong đại dịch, lãi suất thế chấp còn bị ảnh hưởng bởi việc FED nắm giữ lượng chứng khoán được đại lý bảo đảm bằng thế chấp.
Tình trạng phát triển nóng của thị trường nhà ở không chỉ diễn ra tại Mỹ. Theo các chuyên gia, việc các chính phủ duy trì mức lãi suất thấp và tung ra các gói cứu trợ khổng lồ đang khiến thị trường bất động sản toàn cầu đứng trước nguy cơ bong bóng.
Nhà Trắng: Nord Stream 2 là ‘thỏa thuận tồi’
Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, Washington không bình luận về khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2, nhưng vẫn tiếp tục coi đây là một “thỏa thuận tồi”.
Thanh Bình (lược dịch)