Đã đến lúc Mỹ phải 'suy nghĩ' lại về mối quan hệ với Nga

The Hill nhận định, một trong những thách thức quan trọng nhất đối với chính quyền tiếp theo sẽ là sự cạnh tranh với Nga.

Theo đó, những gì cần làm không chỉ là thiết lập lại nữa, mà là sự suy nghĩ lại cơ bản về mối quan hệ của Mỹ với Nga và một cái nhìn trung thực về sức mạnh cũng như ảnh hưởng toàn cầu của Moscow.

Trong 4 năm qua, chính sách của Mỹ đối với Điện Kremlin không ổn định và giai đoạn trước đó có thể gọi là thời kỳ thất bại trong chiến lược Nga của Mỹ thông qua thái độ kỳ lạ của Tổng thống Donald Trump đối với Moscow và Tổng thống Vladimir Putin sau sự phối hợp tồi tệ dưới thời ông Barack Obama cũng như sự quản lý rất mất tập trung dưới thời ông George W. Bush.

The Hill cho rằng, xung đột giữa Moscow và Washington có thể không xảy ra, nhưng nhiều người cho rằng mối quan hệ này rất phức tạp. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì trong trường hợp này, hầu hết khuôn khổ chính trị được xây dựng trên những ý tưởng lỗi thời về Nga, Chiến tranh Lạnh và chúng áp dụng cho vấn đề của thế kỷ 21. Nga không phải là Liên Xô và sự cạnh tranh giữa các cường quốc không phải là một cuộc Chiến tranh Lạnh. Hơn nữa, đây là những mối quan hệ phức tạp hơn những gì mà các nhà lãnh đạo của Mỹ tưởng tượng.

{keywords}
Tổng thống Vladimir Putin cho rằng quan hệ Nga-Mỹ sẽ không thay đổi gì dưới thời ông Joe Biden nắm quyền. (Ảnh minh họa: RIA)

Ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi Washington không ưa Moscow, họ vẫn tiếp tục hợp tác với Moscow ở nhiều mức độ và đa dạng. Cựu Tổng thống Ronald Reagan đã ký các thỏa thuận kiểm soát vũ khí, và các quan chức tình báo Mỹ cùng lúc tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Liên Xô. Ngay cả các điệp viên của cả hai bên vẫn duy trì các kênh liên lạc mặc dù họ không ưa nhau.

Không nghi ngờ gì nữa có những lĩnh vực mà cả hai bên đều quan tâm đến sự tương tác như: cuộc chiến chống khủng bố, thảo luận về kiểm soát vũ khí chiến lược hoặc thậm chí vũ khí hạt nhân. Trong những cuộc trò chuyện như vậy, không có ý kiến ​​ngây thơ nào về chính sách của Nga, vốn không trùng với chính sách của Mỹ. Vấn đề là Mỹ cần tương tác, nếu có thể và giảm căng thẳng giữa các quốc gia. Điều này có thể khiến ông Putin rơi vào tình thế bất lợi, vì bất ổn và xung đột với phương Tây là yếu tố gây mất ổn định trong nước.

The Hill cho biết thêm, Washington nên mở rộng bộ công cụ để cưỡng chế ngoại giao. Các biện pháp trừng phạt có thể có hiệu quả như là một phần của một chiến lược nhất quán, nhưng bản thân chúng chẳng mang lại lợi ích gì. Nếu Washington thực sự muốn gia tăng sức ép đối với Nga, thì nên bắt đầu bằng cách đóng các lỗ hổng trên thị trường tài chính, nơi cho phép di chuyển các khoản tiền bất hợp pháp trên khắp thế giới. Bỏ qua các biện pháp trừng phạt là một phần thưởng, trong khi việc đóng lại các lỗ hổng sẽ làm tổn hại đến phúc lợi của Điện Kremlin. Chiến lược này chi tiết và hiệu quả hơn nhiều.

Đồng thời, theo The Hill chính quyền tiếp theo nên tham gia nhiều hơn với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các đối tác châu Âu của Mỹ. Washington cũng phải quay lại hoạt động gián điệp thời Chiến tranh Lạnh. Như vụ hack SolarWinds cho thấy, tính báo Nga đã không ngừng nỗ lực chống lại Mỹ trong không gian mạng, trong khi Mỹ từ bỏ hoạt động gián điệp cổ điển để chuyển sang chống khủng bố. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nên làm nhiều hơn nữa để xác định các quan chức và tổ chức của Nga, và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) theo dõi các điệp viên Nga cũng như bắt giữ họ nếu cần thiết.

“Những trở ngại lớn nhất đối với chính sách của Mỹ đối với Nga là sự không nhất quán trong chiến lược và sự chú ý vào ông Putin. Để các chính sách của Mỹ đáng tin cậy hơn, chính quyền mới cần phải ổn định, nhất quán hơn về bản chất và nguyên tắc. Mỹ muốn gì ở Nga? Mối quan hệ của chúng ta với Moscow nên như thế nào? Đây không phải là thời điểm thích hợp để thiết lập lại, chúng ta cần xem xét lại cách hiểu của mình về ảnh hưởng của Nga”, The Hill kết luận.

Theo ông Joshua Huminski, Giám đốc Trung tâm Mike Rogers về Tình báo và các vấn đề toàn cầu, Mỹ nên nhìn vào Nga chứ không chỉ riêng ông Putin. Ông Huminski kêu gọi “bất chấp sự thù địch” để giảm căng thẳng giữa các nước, tuy nhiên, không quên mở rộng các công cụ cưỡng bức ngoại giao.

Mới đây, vào rạng sáng ngày 7/1 theo giờ Mỹ (chiều 7/1 theo giờ Việt Nam), Quốc hội Mỹ trong phiên họp chung đặc biệt của lưỡng viện đã chính thức xác nhận ông Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020 và sẽ trở thành Tổng thống hợp hiến thứ 46 của Mỹ.

Trước đó, ngày 14/12/2020, cử tri đoàn đã bỏ phiếu xác nhận ông Biden giành chiến thắng trước đương kim Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Cụ thể, ông Biden đã giành chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri, trong khi đó Tổng thống Trump giành được 232 phiếu đại cử tri.

Hôm 6/1, lưỡng viện Quốc hội Mỹ họp để kiểm phiếu đại cử tri, xác nhận và công bố người chiến thắng. Tuy nhiên, cuộc họp bị gián đoạn do người biểu tình xông vào Điện Capitol. Lực lượng Vệ binh quốc gia đã được triển khai để ổn định trật tự. Đến 8 giờ tối cùng ngày, Quốc hội Mỹ nối lại phiên họp và cuộc họp kéo dài xuyên đêm. Kết quả chung cuộc, ông Biden đã được Quốc hội xác nhận giành 306 phiếu đại cử tri, qua đó chính thức được xác nhận là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Đệ nhất phu nhân của Tổng thống Trump đang ở đâu?

Đệ nhất phu nhân của Tổng thống Trump đang ở đâu?

Sự ‘biến mất’ bí ẩn trước dư luận và mạng xã hội của bà Melania, đệ nhất phu nhân của Tổng thống Mỹ Trump, khiến nhiều người tò mò.

Thanh Bình (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !