Chính quyền Trung Quốc dự định phạt Alibaba hàng trăm triệu USD
Theo các nhà quản lý Trung Quốc, công ty Alibaba bị nghi ngờ có hành vi độc quyền, và cạnh tranh không lành mạnh với các đối thủ trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Wall Street Journal đưa tin hôm 11/3, các nhà chức trách chống độc quyền của Trung Quốc đang có kế hoạch phạt gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba với số tiền kỷ lục. Theo các nguồn tin, số tiền phạt dự tính hơn 975 triệu USD mà Qualcomm Mỹ đã trả vào năm 2015.
Chính quyền Trung Quốc dự định phạt Alibaba hàng trăm triệu USD. (Ảnh: Alibaba) |
Theo các nhà quản lý, Alibaba đang cạnh tranh không công bằng với các đối thủ. Cục Quản lý Nhà nước về Giám sát Thị trường Trung Quốc đã đệ đơn điều tra Công ty TNHH Alibaba Group vì nghi ngờ có hành vi độc quyền bằng phương pháp “2 chọn 1”.
“2 chọn 1” là một thuật ngữ trong lĩnh vực thương mại điện tử, có nghĩa là một số nền tảng thương mại điện tử, để theo đuổi lợi ích thương mại và chống lại đối thủ cạnh tranh, yêu cầu các thương gia hợp tác chỉ được tham gia một nền tảng bán hàng trực tuyến, không được cùng lúc sử dụng nền tảng của đối thủ cạnh tranh.
Việc thực hiện “2 chọn 1” gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều chủ thể thị trường, làm tăng chi phí tiêu dùng và ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm.
Các nhà quản lý đang quan ngại về hàng triệu người dùng mà tập đoàn này nắm trong tay và sức ảnh hưởng của họ đối với cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc, bao gồm cả việc mua sắm và thanh toán.
Độc quyền cản trở cạnh tranh bình đẳng, làm sai lệch phân bổ nguồn lực, gây tổn hại đến lợi ích của các thực thể thị trường và người tiêu dùng, đồng thời kìm hãm sự tiến bộ công nghệ.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2020, được biết rằng Cơ quan Quản lý Thị trường Trung Quốc đã bắt đầu một cuộc điều tra chống lại Alibaba vì nghi ngờ thực hiện các hành động độc quyền.
Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, chống độc quyền là một thông lệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ thị trường cạnh tranh công bằng và đổi mới, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đối mặt với “siêu nền tảng” trên mạng, các cơ quan thực thi pháp luật chống độc quyền trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản lý và hạn chế nghiêm ngặt. Tăng cường giám sát chống độc quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và duy trì cạnh tranh bình đẳng trong trật tự thị trường.
Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành luật chống độc quyền. Trong những năm gần đây, Mỹ liên tục tăng cường điều tra chống độc quyền đối với các ông lớn công nghệ tập trung vào việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm chèn ép đối thủ cạnh tranh, cản trở sự đổi mới và gây hại cho người tiêu dùng.
Báo Ba Lan: Đức rơi vào 'bẫy khí đốt’ của Nga trong nhiều thập kỷ
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), việc Đức rời bỏ năng lượng hạt nhân sẽ làm tăng sự phụ thuộc của nước này vào khí đốt tự nhiên.
Thanh Bình (lược dịch)