Chiến lược gia Ukraine đưa ra ‘mẹo’ để Mỹ hiện diện lâu dài ở Biển Đen

Mỹ và NATO đang thể hiện mong muốn hiện diện quân sự vĩnh viễn ở Biển Đen, chiến lược gia Ukraine đã hiến “kế hiểm” để Washington thực hiện mong ước của mình.

Biển Đen là biển nội địa nằm giữa Châu Âu và Châu Á, diện tích khoảng 424.000 km vuông, eo biển Bosphorus là lối ra vào duy nhất giữa Biển Đen và Địa Trung Hải. Mỹ từ lâu đã tìm cách vượt qua rào cản của Công ước Montreux để đi qua eo biển Bosphorus, hiện diện vĩnh viễn ở Biển Đen, bao vây khu vực Crimea của Nga.

Điều này thể hiện qua việc, thời gian qua, Mỹ, NATO không ngừng tăng cường điều động binh lực đến Biển Đen một cách luân phiên, nhằm duy trì hiện diện thường xuyên một lực lượng nhất định tại vùng biển này thông qua hoạt động diễn tập và hợp tác quân sự với Ukraine.

{keywords}
Biển Đen là vùng biển kín, lối vào duy nhất là qua eo biển bosphorus. Nguồn: Sohu.

Hồi cuối tháng 7/2020, NATO và Mỹ cũng đã cùng Ukraine tiến hành cuộc tập trận thường niên đa quốc gia Sea Breeze 2020 ở Biển Đen. Tham dự Sea Breeze 2020 có khoảng 2.000 quân nhân, hơn 20 tàu chiến và máy bay của các nước Mỹ, Ukraine, Bulgaria, Na Uy…

Chỉ gần một tháng sau khi kết thúc cuộc tập trận này, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã thăm Ukraine và có cuộc thảo luận với người đồng cấp Ukraine Andrei Taran và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Ruslan Khomchak hôm 20/8. Hai bên nhất trí, vào mùa thu năm 2020, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung với Hải quân Ukraine ở Biển Đen như một trong những biện pháp để chống lại “mối đe dọa từ Nga”.

Cuộc tập trận này là một phần sáng kiến của đại diện Hải quân Hoàng gia Anh, Thụy Điển, Canada, Đan Mạch, dự kiến sẽ đào tạo cho Ukraine trong các lĩnh vực như điều hướng, lập kế hoạch tác chiến, lặn quân sự, giám sát hàng hải, chữa cháy và sửa chữa. Đây là lần đầu tiên lực lượng hải quân Anh đưa tàu tới Ukraine.

Ngoài ra, tháng 7/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Andriy Taran và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đạt được sự nhất trí về việc tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Biển Đen. Trước đó, năm 2019, tập đoàn RAND của Mỹ thậm chí còn công bố một báo cáo về chiến lược “kiềm chế” Nga, trong đó nhấn mạnh đến việc viện trợ cho Ukraine và Gruzia để phát triển tiềm lực quân sự.

Cùng với Ukraine thì Romania cũng đang trở thành đầu cầu chính cho cụm quân sự phía nam của "Cánh quân phía Đông" NATO, nước này đã rút máy bay không người lái MQ-9 Reaper khỏi Ba Lan và bố trí các máy bay trinh sát không người lái tại căn cứ quân sự Campia Turzii.

Liên quan đến căn cứ này, Không quân Mỹ hồi giữa tháng 7/2020 đã đệ trình lên Quốc hội dự thảo ngân sách 130 triệu USD để nâng cấp căn cứ quân sự này. Sau cải tạo, căn cứ này được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm quân sự của Không quân Mỹ ở khu vực Đông Nam Âu và cũng là “thành trì” quân sự của NATO ở khu vực Biển Đen để tăng cường hơn nữa khả năng ngăn chặn Nga.

Không chỉ vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới đây tuyên bố, sau khi rút quân khỏi Đức, Mỹ sẽ điều động một số lực lượng này đến đồn trú ở Romania. Động thái này được cho là để “nhìn chằm chằm” vào Nga ở Biển Đen.

{keywords}
Mỹ và NATO đang tăng cường tàu chiến hiện diện luân phiên tại Biển Đen. Nguồn: Sohu.

Thực tế trên cho thấy, Mỹ và NATO đang có kế hoạch hiện diện quân sự vĩnh viễn ở khu vực chiến lược này. Mặc dù, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với Nga, tuy nhiên, theo Công ước Montreux năm 1936, các nước không thuộc Biển Đen chỉ có thể duy trì sự hiện diện ở vùng biển này tối đa là 21 ngày và tổng trọng tải của các tàu này không được vượt quá 30.000 tấn.

Do vậy, để có thể tăng cường hiện diện thường xuyên tại Biển Đen thì Mỹ và NATO sẽ phải tìm cách sửa đổi lại Công ước Montreux. Đây là “nhiệm vụ bất khả thi” vì chắc chắn Nga, thậm chí là cả Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đồng ý. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO, nhưng Ankara sẽ không muốn các tàu chiến Mỹ, NATO “nghênh ngang” đi qua eo biển Bosphorus (Thổ Nhĩ Kỳ quản lý) để vào Biển Đen, điều này sẽ làm giảm đáng kể vai trò và vị thế của Ankara trong các vấn đề quốc tế. Thêm nữa, Mỹ không phải là bên tham gia ký Công ước, nên không có quyền đề xuất sửa đổi nội dung Công ước.

Để “lách luật”, phía Ukraine đã đưa ra “kế hiểm” cho Mỹ và NATO hiện diện ở Biển Đen một cách vĩnh viễn. Đại úy Andrei Ryzhenko, sĩ quan phụ trách tương tác với NATO tại Bộ chỉ huy Hải quân Ukraine kiến nghị rằng, Công ước Montreux năm 1936 không được áp dụng cho các con sông như sông Dnepr, Danube và biển Azov, các con sông hay vùng biển này đều đổ ra Biển Đen.

Do đó, để có thể vượt qua những hạn chế của Công ước Montreux hay nói cách khác là “lách luật” Công ước này, các tàu chiến của NATO và Mỹ có thể hiện diện tại các cảng ở các con sông trên và xuất hiện ở Biển Đen theo từng thời điểm. Chẳng hạn như Cảng Helsen ở cửa sông Dnepr, về mặt lý thuyết, số ngày ở cảng này không thể được tính vào tổng thời gian tàu lưu lại Biển Đen.

Tuy nhiên, để làm được điều này thì cả Mỹ, NATO và Ukraine cần đầu tư rất nhiều kinh phí để cải tạo các con sông trên. Do, độ sâu vào cảng Helsen chỉ cho phép tàu có lượng mớn nước không quá 4 m, trong khi đó, các con tàu của Hạm đội 6 Mỹ đều là các con tàu lớn. Các chuyên gia Nga cho rằng, đây chỉ là “mộng tưởng” của cả Mỹ, NATO và Ukraine.

Khủng hoảng ở Belarus liệu có kết thúc giống như Ukraine hay Armenia?

Khủng hoảng ở Belarus liệu có kết thúc giống như Ukraine hay Armenia?

Cuộc khủng hoảng chính trị sau bầu cử ở Belarus đang kéo theo nhiều cuộc cạnh tranh trong và ngoài nước, trong đó Nga và EU đang đối lập mạnh mẽ về vấn đề này.

Đức Trí (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !