Các cường quốc hạt nhân châu Á ra tuyên bố ‘nóng’
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ và Trung Quốc thông báo đã đạt được tiến bộ trong việc giải quyết những thách thức do đụng độ biên giới gây ra.
Theo đó, thông tin này được Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar công bố trên Twitter sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.
Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt được tiến bộ trong việc giải quyết những thách thức do đụng độ biên giới gây ra. (Ảnh: Reuters) |
“Chúng tôi đã thảo luận về việc giải tán quân đội ở các khu vực biên giới giữa hai nước. Tiến bộ về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với việc khôi phục hòa bình và yên tĩnh và là cơ sở cho sự phát triển của quan hệ song phương”, ông Jaishankar cho biết.
Theo ông Jaishankar, Ấn Độ chưa bao giờ ủng hộ lý thuyết về sự va chạm của các nền văn minh.
“Ấn Độ và Trung Quốc cần phải làm ăn với nhau một cách thực chất và thiết lập mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Sự đoàn kết của châu Á sẽ phụ thuộc vào tấm gương của mối quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc”, Ngoại trưởng Jaishankar nói thêm.
Các nhà phân tích ước tính rằng vào đầu năm 2021, Trung Quốc đang duy trì vị trí là nước có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 thế giới với con số ước khoảng 350 đầu đạn, trong khi Ấn Độ có 256 đầu đạn hạt nhân.
Về chi tiêu quân sự vào năm 2020, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc chi 261 tỉ USD (thứ 2 thế giới), trong khi Ấn Độ chi 71,1 tỉ USD (thứ 3 thế giới).
Các cuộc đụng độ ở biên giới của các cường quốc hạt nhân lớn nhất châu Á vẫn tiếp diễn kể từ năm 2020. Hai phần của khu vực biên giới vẫn còn gây tranh cãi là ở phía đông bắc của Kashmir và ở phía bắc của bang Arunachal Pradesh. Hàng chục binh sĩ đã bị thương trong các cuộc giao tranh, thường là sau khi một trong các bên xung đột cố gắng vượt qua đường liên lạc.
Hiện nay đã có một thỏa thuận giữa Bắc Kinh và New Delhi, theo đó quân đội hai nước sẽ không sử dụng vũ lực đối với các bên. Tuy nhiên, binh lính hai bên đã nhiều lần vi phạm.
Thị thực chợ đen ‘sôi động’ ở Afghanistan
TOLO News đưa tin, một thị trường chợ đen thị thực đã xuất hiện ở Afghanistan do sự sụp đổ của chính phủ cũ và việc đóng cửa hầu hết các đại sứ quán nước ngoài ở quốc gia Nam Á này.
Thanh Bình (lược dịch)