Biến cố ở Belarus ‘đe dọa’ kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Âu

Tờ Der Tagesspiegel của Đức nhận định, Trung Quốc đang cố gắng mở rộng và củng cố ảnh hưởng của mình ở châu Âu thông qua Belarus.

Tình hình ở Belarus ‘đe dọa’ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Tình hình ở Belarus ‘đe dọa’ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Tờ South China Morning Post (SCMP) viết, các cuộc đình công và biểu tình ở Belarus có thể phá vỡ kế hoạch đẩy mạnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.

Cụ thể, khu công nghiệp Great Stone, cách Minsk 25 km cung cấp cho Belarus hàng tỉ USD đầu tư từ nước ngoài, nhưng nó cũng là một trong những trung tâm hậu cần quan trọng nhất cho “Con đường Tơ lụa mới” và thương mại của Trung Quốc với Liên minh châu Âu (EU) do đó, các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Lukashenko hiện nay đang là mối đe dọa đối với các mục tiêu của Bắc Kinh.

Vai trò của Belarus đối với kế hoạch của Trung Quốc

“Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chúc mừng chiến thắng của ông Alexander Lukashenko trong cuộc bầu cử, điều đó hoàn toàn không phải do tình bạn”, Der Tagesspiegel viết.

Theo ấn phẩm Đức, vị trí của Belarus nếu không muốn nói là quan trọng nhất thì Belarus cũng là một trong những nền tảng quan trọng trong sự thành công của Sáng kiến “​​Con đường Tơ lụa”, một dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn mà qua đó Trung Quốc có ý định mở rộng và tăng cường ảnh hưởng địa chính trị ra thế giới.

{keywords}
Trung Quốc đang để lại “dấu chân” vào kế hoạch mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu. (Ảnh: Reuters)

“Khu công nghiệp Great Stone, cách Minsk 25 km là chìa khóa thành công của dự án Trung Quốc ở châu Âu. Đây là dự án lớn nhất trong khuôn khổ Sáng kiến ​​“Con đường Tơ lụa” của Trung Quốc ở nước ngoài”, Der Tagesspiegel nhấn mạnh. Chỉ riêng việc xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao đã tiêu tốn khoảng 2 tỉ USD, chính ông Tập đã gọi dự án này là “hòn ngọc của Con đường tơ lụa”. Tổng diện tích của dự án là 112 km2, nằm không xa sân bay quốc gia Minsk. Dự kiến ​khu công nghiệp này sẽ trở thành trung tâm giao thương giữa Đông và Tây.

“Giờ đây, Trung Quốc muốn đảm bảo rằng tất cả các khoản tiền đã đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng tại Belarus”, Der Tagesspiegel viết. Các cuộc biểu tình là mối đe dọa đối với quyền lực của ông Lukashenko, nhưng cũng là mối đe dọa đối với dự án “Con đường Tơ lụa” ở Belarus. Theo phía Trung Quốc, kể từ khi bắt đầu sáng kiến ​​khoảng 7 năm trước, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư 1,6 tỉ USD vào Belarus, chủ yếu vào phát triển giao thông, hậu cần và năng lượng, những lĩnh vực này có tầm quan trọng chính đối với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Ông Lukashenko mong muốn các doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu và chú trọng công nghệ cao sẽ “bén rễ” tại đất nước mình. Đồng thời, không quá quan trọng họ chuyên về lĩnh vực gì, có thể là cơ khí, điện tử viễn thông, hóa học, công nghệ sinh học, dược học, sản xuất vật liệu mới hay trong ngành thương mại điện tử. “Ông Lukashenko hy vọng các công ty công nghệ cao từ khắp nơi trên thế giới tham gia vào sự phát triển tại khu công nghiệp Great Stone”, ấn phẩm của Đức khẳng định.

Belarus muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách giảm thuế và tiếp cận thị trường với 183 triệu khách hàng của Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) do Nga dẫn đầu. Đến lượt mình, Trung Quốc hy vọng sẽ biến Great Stone trở thành trung tâm hậu cần quan trọng cho thương mại của EU.

Sự “hấp dẫn” của Belarus và các khoản “đầu tư” từ Trung Quốc

Theo chính quyền Trung Quốc, hơn 56 công ty nước ngoài từ Đức, Thụy Sĩ và Áo hiện đang ở trong Great Stone. Trung Quốc hiện có những “gã khổng lồ” công nghệ như nhà cung cấp viễn thông Huawei và ZTE. Ví dụ, sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài có thể liên quan đến khả năng không phải nộp thuế trong vòng 10 năm cho đến khi họ nhận được những khoản lợi nhuận đầu tiên. Sau đó, đến năm 2062, họ sẽ có thể trả một nửa mức thuế suất. Đồng thời, họ cũng được miễn thuế bất động sản.

{keywords}
Chủ tịch Tập Cận Bình coi khu công nghiệp Great stone là “mô hình điển hình” của Sáng kiến ​​Vành đai và con đường. (Ảnh: Reuters)

“Các doanh nghiệp nước ngoài cũng nghĩ về lực lượng lao động, thuế thu nhập cho nhân viên ở Great Stone là 9%, trong khi đối với phần còn lại ở Belarus là 13%. Great Stone cũng được quy hoạch để tạo ra một thành phố sinh thái trong lành với điều kiện sống thoải mái cho 200 nghìn nhân viên. Nhà trẻ, trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm, sân thể thao và các công trình giải trí. Mục đích của việc này là thu hút các công nghệ, tài năng mới và trên hết là các nhà đầu tư nước ngoài, để Great Stone đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của Belarus”, Der Tagesspiegel giải thích. Cho đến nay, Trung Quốc đang đầu tư phần lớn vào Belarus.

Der Tagesspiegel viết, là một trung tâm hậu cần Belarus hiện đã trở nên quan trọng. Các chuyến tàu giữa Trung Quốc và EU chạy qua đất nước này. Việc vận chuyển hàng hóa không ngừng phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các container chuyển từ châu Âu về Trung Quốc vẫn “trống rỗng”. Đối với Belarus, đây là động lực để tăng xuất khẩu sang Trung Quốc lên 5 tỉ USD vào năm 2025.

Theo Ngân hàng quốc gia Belarus, năm ngoái tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào nước này đã tăng lên 450,3 triệu USD, thấp hơn đáng kể so với đối tác thương mại quan trọng nhất như Nga là 4,5 tỉ USD trong năm qua. “Tuy nhiên, ông Lukashenko, người đã nắm quyền 26 năm, không muốn trở nên quá phụ thuộc vào Nga hoặc châu Âu. Do đó, trong những năm gần đây, ông đã thúc đẩy thương mại với Trung Quốc, quốc gia mà ông không coi là mối đe dọa đối với chủ quyền Belarus”, Der Tagesspiegel nhấn mạnh.

Năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại của Belarus với Trung Quốc lên tới 2,7 tỉ USD, tức là tăng 58% so với năm 2018. Đồng thời, xuất khẩu của Trung Quốc sang Belarus chiếm 1,8 tỉ USD, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của nước này sau Nga, EU và Ukraine. Tuy nhiên, liên minh giữa Bắc Kinh và Minsk đang được xây dựng dựa trên “mô hình Con đường Tơ lụa”. “Trung Quốc đóng vai trò là chủ nợ, có thể dẫn đến nợ nần chồng chất. Điều này đặt ra câu hỏi không chỉ về việc những khoản nợ này sau đó sẽ được thanh toán như thế nào mà còn về những ý định mà Trung Quốc theo đuổi rốt cuộc là gì”, ấn phẩm của Đức lưu ý.

Cuối năm ngoái, Bộ Tài chính Belarus đã nhận được khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc với số tiền 500 triệu USD, theo phía Belarus, số vốn này không ràng buộc với bất kỳ dự án cụ thể nào và có thể được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào, bao gồm thanh toán các khoản nợ cũ, hỗ trợ dự trữ ngoại hối của Belarus và xúc tiến thương mại.

Der Tagesspiegel cho biết, khoản vay này đã được cung cấp cho Belarus vài ngày trước khi nối lại các cuộc đàm phán thất bại trước đó với Nga về tăng cường hội nhập kinh tế. Các cuộc đàm phán này đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận, dẫn đến việc ngừng cung cấp dầu từ Nga cho Belarus. Cuối cùng, Minsk và Moscow đã ký một thỏa thuận về sản lượng cung cấp dầu, đủ để đảm bảo hoạt động liên tục của các nhà máy lọc dầu của Belarus. “Tuy nhiên, ông Lukashenko tiếp tục phải trải qua gánh nặng trước các yêu cầu của Nga”, ấn phẩm của Đức viết.

Ẩn phẩm của Đức cho rằng, khoản vay này vào cuối năm ngoái không phải là khoản đầu tiên mà Trung Quốc cung cấp cho Belarus. Từ năm 2000 đến năm 2014, Minsk đã nhận được hơn 7,6 tỉ USD từ Trung Quốc dưới hình thức hỗ trợ tài chính và cho vay. Năm ngoái, các tổ chức tài chính Trung Quốc cũng đã mở một hạn mức tín dụng trị giá 15 tỉ USD cho Belarus. “Câu hỏi đặt ra là liệu sự thay đổi chế độ có thể xảy ra ở Minsk có chấm dứt được sự phụ thuộc ngày càng tăng của nước này vào Trung Quốc hay không. Minsk chắc chắn sẽ không muốn rơi vào viễn cảnh này”, Der Tagesspiegel kết luận.

Thanh Bình (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !