Bị "ghẻ lạnh" trên biển, Trung Quốc "bắt thân với hàng xóm trên cạn"

Khi những xung đột giữa Trung Quốc với Philippines tại Biển Đông trở nên căng thẳng, Trung Quốc lại tìm giải pháp thay thế là tăng cường sự hợp tác với các nước có chung đường biên giới trên đất liền, đặc biệt là các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Bị "ghẻ lạnh" trên biển, Trung Quốc "bắt thân với hàng xóm trên cạn"

Nga muốn cùng Trung Quốc hợp tác đối đầu phương Tây

Nga -Trung ký 11 thỏa thuận hợp tác

Bị `ghẻ lạnh` trên biển, Trung Quốc `bắt thân với hàng xóm trên cạn`

Lãnh đạo các nước thành viên SCO và nước quan sát viên tại Bắc Kinh

Cuốn Luận ngữ của Trung Quốc có câu: “Tứ hải chi nội giai huynh đệ”, có nghĩa là nhân dân các nước trên thế giới như anh em chung một nhà.

Nhưng khi quan hệ láng giềng với các nước có chung đường bờ biển trở nên ít thân mật hơn, thì Trung Quốc lại đưa ra một giải pháp thay thế là thân mật hơn với những nước láng giềng có chung đường biên giới trên đất liền.

Các nhà quan sát cho rằng, vai trò hàng đầu của Trung Quốc tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), một khối an ninh khu vực gồm các nước thành viên như Nga và bốn nước Trung Á, đã có thêm ý nghĩa trên nền tảng của sự phát triển gần đây.

Những xung đột, tranh cãi tại Biển Đông, mà gần đây nhất là tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines, đã khiến quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trở nên căng thẳng, đặc biệt là với Philippines.

Từ nay đến năm 2020, chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của các tàu chiến Mỹ tại khu vực nhiều hơn, và sự hợp tác giữa Washington và các đối tác châu Á như Hàn Quốc, Philippines sẽ trở nên chặt chẽ hơn.

Theo các nhà phân tích, từ những căng thẳng tại Biển Đông, Bắc Kinh sẽ thấy được sự cần thiết phải quan hệ chặt chẽ hơn với các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Điều này có thể giải thích việc Trung Quốc quyết định nới rộng các khoản vay lớn và các cam kết của mình để đầu tư phát triển cho bốn nước Trung Á là thành viên của SCO gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.

Vào ngày thứ hai tại Hội nghị thường niên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hôm 7/6, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu rằng, Trung Quốc đồng ý một khaonr vay đến 10 tỉ USD cho các nước thành viên, mặc dù ông không cho biết các khoản vay này được dùng như thế nào.

Một khoản cho vay lớn nhất gần đây là vào tháng 6/2009 cũng với giá trị 10 tỉ USD nhằm giúp đỡ các nước Trung Á thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong khi chưa rõ có bao nhiều tiền đã được giải ngân từ năm 2009, nhưng Trung Quốc nói rằng, nước này sẽ vẫn “tiếp tục cho các nước thành viên hưởng khoản vay ưu đãi”.

Tại buổi họp báo hôm thứ Năm 7/6, mặc dù tình hình tại Biển Đông được nhấn mạnh hơn tại SCO năm nay, nhưng khi The Straits Times đưa ra câu hỏi, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình đã không đưa ra câu trả lời trực tiếp.

Tuy nhiên, ông Trình Quốc Bình cũng cho biết, tất cả các thành viên SCO đã ghi nhận và phản đối sự gia tăng của “chủ nghĩa can thiệp” của một số quốc gia vào công việc nội của các quốc gia khác, giống như sự che đậy vai trò của Mỹ tại Afghanistan.

Ông Trình Quốc Bình cũng cho biết thêm: “Không thể nói rằng, vì bạn không thích thể chế của một quốc gia nào đó, mà bạn có thể tìm cách để lật đổ chính quyền của họ”.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được thành lập vào ngày 15/1/2001 tại Thượng hải nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực quân sự, chia sẻ thông tin tình báo, chống khủng bố.

Nga là nước duy nhất có vai trò quan trọng toàn cầu tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Điều đáng chú ý là, đây là tổ chức hợp tác duy nhất không có sự tham gia của Mỹ.

Là một nước kinh tế mạnh của khu vực, Trung Quốc cũng sẵn sàng tăng cường sức ảnh hưởng của mình tại các quốc gia Trung Á nghèo khó hơn là thành viên của SCO.

Tổ chức này đem lại cơ hội lý tưởng để Trung Quốc thúc đẩy tầm ảnh hưởng của mình lên tầm vóc quốc tế, khi mà phương Tây đang mệt mỏi, rệu rã.

Sự tập trung ngày càng tăng lên của Bắc Kinh tại SCO có thể khiến các nước có chung đường bờ biển với quốc gia này xem xét việc đứng lên chống lại Trung Quốc hoặc đứng đằng sau Mỹ.

Theo ông Dương Trình, chuyên gia chính sách ngoại giao tại Đại họ Sư phạm Hoa Đông, trong khi SCO là một nơi tuyệt vời để Trung Quốc có thêm nhiều đồng minh, nhưng cũng có nhiều trở ngại hơn.

Có một điều là, Trung Quốc phải tránh tạo ra ấn tượng rằng sự tham gia của Trung Quốc là do lợi ích bản thân nước mình.

Theo ông Dương, Trung Quốc phải hành động như “một nhà cung cấp dịch vụ”, đưa ra một tầm nhìn chung cho cả Tổ chức cũng như đưa tầm ảnh hưởng ra bên ngoài, thậm chí đối với cả Mỹ. Ông cho hay, “các nước phương Tây đã có mặt tại Trung Á. Không thể loại bỏ hay xem nhẹ họ được. Bằng cách tiếp cận với phương Tây, Trung Quốc có thể loại bỏ những chỉ trích rằng SCO chống lại phương Tây. Việc này có thể thu hút thêm nhiều quốc gia nữa tham gia vào SCO”.

Bằng chứng là, hiện nay Tổ chức này không chỉ có ảnh hưởng ở khu vực Trung Á, mà còn lan sang cả Nam Á, khi Ấn Độ, Pakistan, Iran đều mong muốn trở thành thành viên của SCO.

Hòa Phong

(Theo TheJakartapost)

(Theo TheJakartapost)

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !