Bí ẩn đội quân đơn độc ‘ngày tận thế’ vẫn đang chiến đấu chống Taliban

Hiện nay ở Afghanistan vẫn còn có lực lượng phản kháng lại Taliban, đó là đội quân đơn độc do con trai của người anh hùng dân tộc nước này lãnh đạo.

Trong những ngày gần đây, nhiều sự việc đã xảy ra ở Afghanistan, Taliban ở Afghanistan đã nắm quyền kiểm soát tất cả các thành phố trong đó có thủ đô của Afghanistan mà gần như không phải đổ một giọt máu. Nhiều nguồn tin cho hay, Tổng thống Ghani đã trực tiếp từ bỏ chiến đấu và lấy ít nhất 169 triệu USD tiền mặt để bay đi. 

Nhiều phương tiện truyền thông trích dẫn "Thời báo Tehran" cho biết Phó Tổng thống Afghanistan 48 tuổi Saleh cũng đã bỏ trốn khỏi Taliban. Sau khi chiếm Dinh Tổng thống Afghanistan, Taliban Afghanistan tuyên bố kết thúc chiến tranh ở Kabul vào ngày 16/8.

{keywords}
Taliban đang gấp rút thành lập chính phủ mới ở Afghanistan. Nguồn: Sina.

Tuy nhiên, vào ngày 17/8, Phó Tổng thống Afghanistan Amrulla Saleh, người đã bỏ trốn thành công, bất ngờ xuất hiện tại Thung lũng Panjshir huyền thoại. Ông không tị nạn ở Tajikistan, sau khi trốn khỏi Kabul, ông đã đến Panjshir ở phía bắc Kabul, và tuyên bố rằng theo Hiến pháp của Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, trong trường hợp không có tổng thống, ông với chức vụ Phó Tổng thống thứ nhất sẽ trở thành Tổng thống của Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan.

Ông cũng đăng trên các trang mạng xã hội rằng: "Không giống như Mỹ và NATO, chúng ta đã không đánh mất tinh thần của mình, đồng thời chúng ta đã nhìn thấy những cơ hội lớn, bây giờ hãy tham gia cuộc đấu tranh kháng chiến".

Ngoài ông Saleh, Ahmad Shah Massoud - con trai của cố anh hùng dân tộc Afghanistan Shah Massoud cũng tuyên bố đứng lên chiến đấu với Taliban đến cùng. Theo truyền thông Afghanistan, ông Ahmad Massoud và ông Amrulla Saleh đã thành lập "mặt trận chống Taliban" và họ đang xây dựng lực lượng để chuyển sang chiến tranh du kích. 

Tham gia “mặt trận” này còn có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Bismillah Khan Mohammadi. Theo một báo cáo chưa được xác nhận của Sputnik/Nga, lực lượng này đã tái chiếm Charikar - thị trấn chính của Thung lũng Koh Daman và là thủ phủ của tỉnh Parwan ở miền bắc Afghanistan, đồng thời đang cố thủ bảo vệ hẻm núi Panjshir. Chính quyền địa phương đang kêu gọi tất cả các lực lượng chính phủ còn lại ở Afghanistan tập trung về Panjshir và chiến đấu với Taliban đến cùng.

Panjshir là một địa điểm có tính huyền thoại và là niềm tự hào của người dân Afghanistan. Năm 1979, Ahmad Shah Massoud - một sinh viên thuộc Khoa Kỹ thuật Xây dựng của Đại học Kabul đã đứng dậy khởi nghĩa chống lại Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan để bảo vệ các giá trị truyền thống với chỉ 30 người, mang theo 17 khẩu súng và 130 USD.

Sau những thất bại ban đầu, ông đã nhanh chóng chiếm được Panjshir bằng biện pháp chiến tranh du kích, đồng thời phát triển quy mô lực lượng kháng chiến lên 1.000 người. Nhưng không ai nghĩ rằng 40 năm sau, Panjshir sẽ trở thành biểu tượng cho tinh thần chiến đấu của Afghanistan.

{keywords}
Ahmad Massoud - con trai của Shah Massoud. Nguồn: Sina.

Trong chiến tranh Liên Xô – Afghanistan, ông Masood sáng lập Ủy ban lâm thời phương Bắc (Shura-e Nazar) và đã xây dựng được đội quân với quy mô 13.000 người. Trước khi Liên Xô rút quân không lâu, ông Saleh sinh năm 1972 đã gia nhập vào tổ chức Shura-e Nazar.

Sau khi Liên Xô rút quân, ông Masood đã gửi ông Saleh đến Pakistan để đào tạo, với hy vọng sẽ đóng một vai trò nào đó trong công cuộc tái thiết Afghanistan. Tuy nhiên, do chính phủ mới của Afghanistan mang đến một cuộc hỗn chiến mới, tạo điều kiện cho Taliban tận dụng cơ hội trỗi dậy nên vào tháng 10/1994, Cơ quan Tình báo Pakistan đã quyết định hỗ trợ Mullah Omar - một lãnh tụ tinh thần của Taliban. 

Ngày 27/9/1996, Taliban chiếm được Kabul và tuyên bố thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan. Ông Masood một lần nữa dẫn đầu lực lượng kháng chiến, đồng thời thành lập "Liên minh phương Bắc" ở Panjshir để cung cấp nơi ẩn náu cho những người trốn khỏi Taliban, những người tị nạn được gọi là Panjshir dưới sự kiểm soát của Masood là "góc khoan dung cuối cùng của Afghanistan". 

Năm 1998, Taliban chinh phục Mazar-i-Sharif, và Liên minh phương Bắc chỉ còn lại chưa đầy 10% lãnh thổ của mình. Trước sự thuyết phục của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và sự thuyết phục của Taliban để ông Masood đầu hàng và bổ nhiệm ông làm thủ tướng, Masood nói: "Không phải là vấn đề về vị trí nào được trao cho tôi. Đối với tất cả các tổ chức của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan... Ngay cả khi tôi chỉ kiểm soát một khu vực có kích thước bằng một chiếc mũ, tôi vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ nó trước Taliban”.

Sau đó, khi xảy ra sự kiện 11/9, Mỹ can thiệp mạnh mẽ vào Afghanistan và Taliban tan rã, ông Masood cũng trở thành nhà lãnh đạo duy nhất ở Afghanistan không bao giờ rời khỏi Afghanistan, Panjshir cũng trở thành một huyền thoại của phong trào kháng chiến Afghanistan.

Theo các nguồn tin địa phương, phong trào kháng chiến lần này không phải là sự nổi dậy nhất thời. Ít nhất là vào cuối tháng 7, Panjshir đã bắt đầu chuẩn bị cho trận chiến. Ông Abdul Ahad Mujahid – một người huấn luyện lực lượng kháng chiến cho biết, "Chúng tôi đã huấn luyện cho các thanh niên trong thời gian 5 tuần”.

Việc công bố phong trào kháng chiến vào thời điểm này đặc biệt mạo hiểm, lực lượng kháng chiến khó có thể tích lũy đủ đạn dược và vũ khí chỉ trong một tháng, với việc Taliban đã kiểm soát hết các cảng ra vào Afghanistan, thì lực lượng này đang bị cô lập một cách nghiêm trọng.

Tuy nhiên, có thể nói, đây cũng là thời điểm có ý nghĩa chính trị đáng kể. Đối với Taliban, ngoài một số quốc gia Hồi giáo và Taliban Pakistan, chưa có quốc gia nào tuyên bố công nhận Taliban là chính phủ hợp pháp. Trong trường hợp này, Taliban sẽ phải chứng minh rằng họ là người kế thừa hợp pháp. 

Taliban hiện tại ở Afghanistan vẫn chưa được cộng đồng quốc tế công nhận, mặc dù các nước lớn đã chuẩn bị kế hoạch công nhận Taliban là chính phủ hợp pháp của Afghanistan, nhưng không nước lớn nào muốn mang tiếng là người đầu tiên thiết lập ngoại giao.

Đúng lúc này ông Saleh xuất hiện và tuyên bố kế thừa chức vụ Tổng thống, theo luật quốc tế, Chính phủ cũ của Afghanistan vẫn chưa diệt vong, và quan hệ ngoại giao sẽ không bị tự động chấm dứt. Đây là một đòn giáng mạnh vào Taliban vì hiện nay nền kinh tế Afghanistan phụ thuộc nhiều vào viện trợ bên ngoài, nhu cầu tham gia cộng đồng quốc tế của Taliban sẽ rất cấp thiết. 

Ngay cả từ khía cạnh tranh giành quyền lực, sự phản kháng của Panjshir có thể cho phép các quốc gia khác đạt được quyền thương lượng chống lại Taliban. Hiện, nhiều binh lính chưa có dịp chiến đấu để ngăn chiến dịch quân sự thần tốc của Taliban (đánh chiếm 33 thủ phủ của các tỉnh trên khắp Afghanistan trong hơn 1 tuần) đang tập trung tại Panjshir để bảo vệ các nhà lãnh đạo chính trị, như Phó Tổng thống thứ nhất của Afghanistsan Amrullah Saleh.

Điều này cho thấy một tương lai mù mịt ở Afghanistan, liệu rằng lịch sử có tiếp tục lặp lại và “mãnh hổ” Ahmad Massoud có như cha của ông, lãnh đạo kháng chiến tiếp tục lật đổ Taliban?

Quân đội Mỹ lâm cảnh bất lực ngoài phạm vi sân bay Kabul

Quân đội Mỹ lâm cảnh bất lực ngoài phạm vi sân bay Kabul

Quân đội Mỹ chỉ có thể hoạt động trong phạm vi sân bay Kabul do toàn bộ lãnh thổ Afghanistan đã bị Taliban kiểm soát. 

Đức Trí (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !