Bé trai 4 tuổi giành giật sự sống do mắc hội chứng hiếm gặp sau Covid-19

Bé trai 4 tuổi ở Singapore đã phải giành giật sự sống do mắc hội chứng hiếm gặp MIS-C sau thời gian bị nhiễm Covid-19. 

Cậu bé 4 tuổi Muhammad Ali Zafir Mohamed Azmi vẫn vui chơi bình thường khi đi học vào sáng ngày 29/10, nhưng lúc chiều về nhà, bé than phiền cảm thấy mệt mỏi.

Ban đầu, bé trai bị sốt 38,8 độ C. Khi được mẹ là cô Marilyn Cacanindin cho uống thuốc ibuprofen, Ali đã hạ sốt. Tuy nhiên, thân nhiệt cậu bé lại tăng lên nhanh chóng và duy trì trên 38 độ C. Ngoài ra, cậu bé còn có các biểu hiện đi kèm như giật mình khi ngủ, tay và chân bị thâm tím và đau bụng.

{keywords}
Bé trai 4 tuổi Ali mắc hội chứng hiếm gặp nguy hiểm sau khi nhiễm Covid-19. (Ảnh: Straits Times)

“Thằng bé hỏi tôi có thể xoa bụng cho được không vì bụng bị đau”, cô Cacanindin cho biết con trai còn cảm thấy cơ thể ớn lạnh.

Cô Cacanindin nhớ lại hồi tháng Chín, 5 thành viên trong gia đình gồm cô cùng chồng Mohamed Azmi Lendang, 2 con gái lớn và Ali đều mắc Covid-19. Nhưng sau đó, tất cả đã hồi phục. Trong khi đó, cô con út mới 1 tuổi và người giúp việc may mắn không bị nhiễm virus corona.

Theo Channel NewsAsia (CNA), cô Cacanindin nghĩ rằng, con trai không thể tái nhiễm SARS-CoV-2, bởi xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính.

Nhưng tình trạng của bé Ali ngày càng xấu kể cả sau khi cậu bé được bố mẹ đưa tới một phòng khám. Cuối cùng, cô Cacanindin và chồng cho con trai nhập viện.

Qua thăm khám tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK (KKH), các bác sĩ nhanh chóng chuyển Ali vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), nơi cậu bé được đặt nội khí quản. Các bác sĩ chẩn đoán Ali đã bị mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Hội chứng hiếm gặp này xuất hiện sau vài tuần ở một số trẻ từng mắc Covid-19.

Theo tuyên bố hôm 6/11, Bộ Y tế Singapore xác nhận đã phát hiện 4 trường hợp mắc MIS-C trên tổng số hơn 8.000 trẻ mắc Covid-19 ở nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi năm 2020.

Tất cả các trường hợp đều nhập viện để điều trị trong tháng 10 và 11. Ngoài Ali, 3 trường hợp khác mắc MIS-C là 2 cậu bé trong độ tuổi từ 3 – 8 và 1 bé gái mới 2 tháng tuổi. Trong số này, duy nhất Ali hiện vẫn phải nằm viện.

Tới ngày 8/11, ông Janil Puthucheary, Quốc vụ khanh cao cấp phụ trách y tế Singapore, cho hay đảo quốc sư tử phát hiện trường hợp thứ 5 mắc MIS-C, nhưng thông tin chi tiết không được công bố.

Theo Bộ Y tế Singapore, triệu chứng mắc MIS-C gồm sốt liên tục trên 38,5 độ C từ 3 ngày trở lên. Các biểu hiện khác gồm khó thở, đau đầu, sưng ở cổ, ngứa rát, sưng phồng ở bàn tay và bàn chân, đau bụng và tiêu chảy.

Một nghiên cứu quốc tế từng được công bố hồi tháng 5/2020 cho thấy, tỷ lệ mắc MIS-C là 0,14 % tương đương 14/10.000 trẻ mắc Covid-19.

“MIS-C có biểu hiện tương tự như bệnh Kawasaki liên quan tới nhiễm nhiều loại virus và vi khuẩn. Mỗi năm ở Singapore có từ 150 – 200 trẻ mắc Kawasaki”, Bộ Y tế Singapore cho hay.

Bệnh Kawasaki là bệnh viêm mạch máu hệ thống cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Ở nhiều nơi trên thế giới, Kawasaki trở thành nguyên nhân hay gặp nhất gây nên bệnh tim ở trẻ em.

Bệnh Kawasaki thường gặp ở trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi, hay gặp nhất ở lứa tuổi còn bú mẹ. Tỷ lệ mắc Kawasaki ở  bé trai thường cao hơn so với bé gái.

Ngoài đặt nội khí quản, Ali còn phải sử dụng rất nhiều loại thuốc và dùng máy thở trong 1 tuần. Hiện cậu bé đã cai máy thở và đang thực hiện quá trình vật lý trị liệu khi còn nằm trong ICU.

Người mẹ cho hay, tình trạng của Ali hiện “ổn định nhưng còn rất yếu”, và các bác sĩ cũng chưa đưa ra chẩn đoán khi nào cậu bé mới hồi phục hoàn toàn để xuất viện.

Cô Cacanindin cùng chồng đã gửi lời cảm ơn tới đội ngũ bác sĩ và y tá tận tâm chăm sóc cho cậu bé Ali. Người mẹ cũng đã chia sẻ câu chuyện của con trai lên Facebook để nhắc nhở các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con nhỏ cần phát hiện nhanh những dấu hiệu bất thường để cho con nhập viện. Tính tới chiều ngày 9/11, câu chuyện của Ali đã nhận được hơn 300 lượt chia sẻ trên Facebook.

Dữ liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy, Singapore hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 cao nhất thế giới. Tính tới ngày 26/10, 84% dân số Singapore đã tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid-19 và 85% đã tiêm ít nhất 1 mũi. Ngoài ra, 14% dân số Singapore đã tiêm mũi tăng cường thứ 3.

Hôm 8/11, Bộ Y tế Singapore tuyên bố hiện những người chưa tiêm vắc xin Covid-19 chiếm phần lớn trong số ca mắc COVID-19 bị chuyển nặng cần phải điều trị trong ICU, làm gia tăng sức ép cho hệ thống y tế. Do đó, từ ngày 8/12, tất cả những người lựa chọn không tiêm vắc xin COVID-19 dù đủ điều kiện sức khỏe nhưng nếu bị nhiễm SARS-CoV-2 và nhập viện sẽ phải tự thanh toán toàn bộ chi phí điều trị.

Hiện chính phủ Singapore đang hỗ trợ thanh toán hóa đơn điều trị Covid-19 cho tất cả người dân, người thường trú, người có thẻ thường trú dài hạn và người Singapore có kết quả xét nghiệm dương tính ngay sau khi ở nước ngoài trở về. 

Hồi tháng Tám, Bộ trưởng Y tế  Singapore Ong Ye Kung tuyên bố nước này có thể sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi vào đầu năm 2022, sau khi nghiên cứu toàn diện về khía cạnh hiệu quả và an toàn. Singapore đang đánh giá vắc xin Covid-19 Pfizer/BioNTech để tiêm cho trẻ em từ 5 - 12 tuổi. 

Quốc gia đầu tiên trên thế giới quy định trẻ em phải tiêm vắc xin Covid-19

Quốc gia đầu tiên trên thế giới quy định trẻ em phải tiêm vắc xin Covid-19

Đưa vắc xin Covid-19 vào danh sách tiêm phòng bắt buộc, Costa Rica yêu cầu toàn bộ trẻ em phải đi tiêm ngừa virus corona. 

Minh Thu (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !