7 tỷ người và "gánh nặng miếng ăn"

Nỗi lo "cơm áo gạo tiền" bao trùm địa cầu từ Châu Phi đói nghèo vì sinh nhiều, đến Châu Âu già cỗi vì sợ sinh và Châu Á, thế giới của đàn ông.

7 tỷ người và "gánh nặng miếng ăn"

7 tỷ người và nỗi lo `cơm áo gạo tiền`

Chị Godelive Ndageramiwe, sống trong một ngôi làng ở Burundi có 8 đứa con và đang mang bầu đứa thứ 9. Diện tích đất canh tác của gia đình chị quá nhỏ nên không thể cung cấp đủ lương thực cho cả gia đình với 3 đứa con đã phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Chị ân hận vì đã đẻ nhiều và ước "giá như mình chỉ đẻ 2 đến 3 con thì sẽ không lâm vào cảnh khốn khó như vậy".

Câu chuyện của chủ một trang trại trù phú ở miền đông Uganda, Ahmed Kasadha lại khác. Kasadha nói rằng cha anh có 25 con và anh mới chỉ có... 14 đứa. Anh vẫn tính sẽ đẻ nữa vì có nhiều con với anh là sự thành công và là "tài sản đảm bảo cuộc sống khi về già".

Vào thời điểm đứa con thứ 9 của Ndageramiwe được sinh ra, dân số thế giới sẽ đi qua một cột mốc quan trọng. Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc, tính đến ngày 31 tháng 10, dân số thế giới sẽ tiến đến con số 7 tỉ người.

Ở châu Âu, Nhật và Nga, đó là một cột mốc đáng lo ngại cho một cơ cấu dân số già hóa. Còn ở Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất, đó là thời điểm để thẩm định lại hiệu quả của các chính sách kìm hãm tốc độ tăng dân số cao.

Nhưng ở Burundi, Uganda và phần còn lại của khu vực châu Phi, tình hình dân số lại là thực tế đáng buồn vì khu vực này mang gánh nặng kép với tỉ lệ sinh cao và đói nghèo ở mức cao nhất trên thế giới.

Các nhà nhân khẩu học cho biết đến năm 1804, dân số thế giới chưa đến 1 tỷ người. Dân số thế giới tăng gấp đôi trong vòng 123 năm và đạt mức 2 tỷ vào năm 1927. Sau đó tốc độ tăng ngày càng cao, 3 tỷ vào năm 1959, 4 tỷ vào năm 1974, 5 tỷ vào năm 1987 và đạt 6 tỷ vào năm 1998.

Liên Hợp Quốc dự báo dân số thế giới sẽ đạt mức 8 tỷ vào năm 2025, 10 tỷ vào năm 2083. Các con số cao hoặc thấp hơn là còn tùy các nhân tố như việc áp dụng các biện pháp phòng tránh thai, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tuổi thọ trung bình, hiện đang là 69 tuổi so với 48 tuổi năm 1950.

Châu Á khổng lồ

6 giờ tối ở Mumbai, tại trung tâm tài chính của Ấn Độ, hàng triệu nhân viên đổ ra khỏi văn phòng của mình, hướng đến các ga tàu để về nhà. Cứ vài phút, khi con tàu vào ga, đám đông lại ào về phía trước.

Các khu ổ chuột tràn lan khắp Ấn Độ, đường phố đông nghẹt, tàu xe lèn chặt người vẽ lên bức tranh dân số ở nước này. Hiện đang là nước có dân số đông thứ 2 trên thế giới, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt qua Trung Quốc vào năm 2030 với số dân khoảng 1,6 tỷ người.

Tuy tốc độ tăng dân số hiện nay sẽ giảm đi nhưng chắc chắn dân số sẽ tăng lên. Các nhà nhân khẩu học cho biết tỉ lệ sinh của Ấn Độ - hiện đang là 2,6 trẻ đối với mỗi phụ nữ - sẽ giảm xuống còn 2,1 trẻ vào năm 2025 và 1,8 trẻ vào năm 2035.

Nước này đang phải đối mặt với vấn đề chênh lệch giới tính do tư tưởng trọng nam khinh nữ rộng rãi trong các gia đình. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, tỉ lệ trẻ em dưới 6 tuổi là 914 bé gái/ 1000 bé trai.

Trung Quốc hiện nay vẫn là quốc gia đông dân nhất, với 1,34 tỷ người. Trong 10 năm qua, dân số nước này đã tăng lên 73,9 triệu người, con số lớn hơn tổng dân số của Pháp hay của Thái Lan.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dân số đã giảm đi đáng kể, và dự kiến số dân sẽ bắt đầu giảm vào năm 2027. Các nhà nhân khẩu học cho biết, đến năm 2050 dân số Trung Quốc sẽ ít hơn hiện tại.

Trớ trêu rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh do chính sách hạn chế tăng dân số. Chênh lệch giới tính và dân số già đang là hai rắc rối nước này gặp phải. Liên Hợp Quốc cho biết, ở Trung Quốc 43 triệu bé gái đã không có cơ hội được sống vì các bậc cha mẹ mong con trai bỏ thai nhi là gái.

Châu Âu và Mỹ

Trước đây, Tây Ban Nha đã từng hỗ trợ các cặp vợ chồng hơn 3000 đô la một tháng cho mỗi đứa con sinh ra, để khuyến khích các gia đình duy trì tỉ lệ sinh rất thấp ở nước này. Khoản tiền này giờ đã bị cắt do chính sách thắt lưng buộc bụng của nước này. Việc này đặt ra một câu hỏi: Ai sẽ trả những khoản tiền hỗ trợ người già trong những năm tới?

Đây là vấn đề đã khiến rất nhiều nước Châu Âu phải trăn trở từ nhiều năm nay để đối phó với thực trạng tỉ lệ sinh giảm mạnh và dân số già. Giờ đây, đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính đã buộc chính phủ một số nước phải cắt đi những khoản tiền khuyến sinh này.

Tây Ban Nha và Ý đều buộc phải tiến hành những biện pháp thắt lưng buộc bụng để cắt giảm thâm hụt ngân sách nhưng cũng đang phải "vật vã" với những vấn đề thông thường như, phụ nữ sẽ phải lựa chọn đẻ con muộn hơn, những khó khăn về việc làm và nhà cửa đắt đỏ sẽ khiến các cặp vợ chồng ngại không muốn sinh.

Theo Tổng cục thống kê Ý, 2010 là năm thứ 4 liên tiếp tỷ lệ tử cao hơn tỷ lệ sinh ở nước này. Mặc dù dân số của Ý vẫn tăng nhẹ nhưng phần nhiều là do dân nhập cư. Đây cũng chính là vấn đề đang gây tranh cãi gay gắt toàn Châu Âu.

Bộ trưởng bộ Thanh niên Ý, Giorgia Meloni đầu năm nay đã nói rằng các biện pháp để duy trì tỉ lệ sinh đòi hỏi những khoản đầu tư hàng triệu đô nhưng giờ đây những nguồn này đã không còn tiếp tục nữa.

Không giống như những nước Châu Âu khác, dân số Pháp đang tăng nhẹ và đều mỗi năm. Nước này có tỉ lệ sinh nở cao nhất trong cộng đồng các nước Châu Âu với tỉ lệ trung bình là mỗi một phụ nữ có 2 trẻ em.

Một trong các nguyên nhân là những gia đình di cư từ Châu Phi đều có truyền thống sinh nhiều. Nhưng đây cũng là nhờ chính sách "thân gia". Chính phủ Pháp đưa ra các điều kiện ưu đãi về trường mẫu giáo công, bao cấp cho tất cả các gia đình có hai con trở lên, chế độ thai sản rộng rãi và miễn thuế cho các chủ gia đình thuê vú em.

Giống như Pháp, Mỹ cũng là một nước có tỷ lệ phát triển dân số cao nhất trong tất cả các nước công nghiệp phát triển. Tỷ lệ khả năng sinh và tỷ lệ sinh sản xấp xỉ bằng nhau. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dân số gần 1% hằng năm cũng là do nhập cư. Với tổng dân số là 312 triệu người, Mỹ là nước có dân số lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Châu Phi

Thành phố Lagos của Nigeria sẽ sớm vượt qua thủ đô Cairo của Ai Cập để trở thành thành phố lớn nhất ở Châu Phi. Những người bán nước vỉa hè ở đây có một "món hời" vì nước uống luôn là "của hiếm" ở đây.

Tiếng máy phát điện ầm ĩ khắp nơi, tại các văn phòng, chợ và cả ở trong các hộ gia đình bất kể giàu, nghèo vì nước này không sản xuất đủ điện. Việc cắt điện kéo dài hàng giờ, hàng ngày và thậm chí hàng tuần liền.

Đó là cuộc sống hàng ngày ở thủ đô kinh tế của Nigeria, thành phố có 15 triệu dân số với tốc độ phát triển tối thiểu là 6% mỗi năm. Các vấn đề tắc đường, vệ sinh và nguồn nước đang vô cùng nhức nhối. Báo cáo của UN-Habitat, cơ quan phát triển con người của Liên Hợp Quốc nói rằng 2/3 dân cư ở đây sống trong đói nghèo.

Phần còn lại của Nigeria không phát triển được nhanh như ở Lagos. Tỷ lệ phát triển kinh tế của nước này là vào khoảng 2% đến 3,2% một năm nhưng dân số đã là 160 triệu người.

Phó đại diện Quỹ Phát triển Dân Số LHQ, Ndyanabangi Bannet lưu ý rằng 60% dân số nước này có độ tuổi dưới 30 và cần được giáo dục, đào tạo và cả những dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Uganda là một đất nước cũng được xếp vào hạng phát triển nhanh trong khu vực. Tổng thống nước này, Yoweri Museveni đã từng làm ngơ với việc kiểm soát dân số và thậm chí còn khuyến khích các gia đình sinh nhiều.

Gần đây, chính phủ nước này đã phải thừa nhận cần phải kiềm chế mức tăng trưởng dân số vì nền kinh tế nước này không thể đáp ứng nổi. Đầu năm nay, các cuộc biểu tình chống chính phủ của những thanh niên thất nghiệp và những người bất mãn đã bùng phát ở một số nơi. Chín người đã bỏ mạng trong các cuộc xung đột với cảnh sát.

"Môi trường đang bị phá hủy vì dân số tăng nhanh. Cây cối bị chặt phá tràn lan và thậm chí bây giờ chúng tôi không có củi để nấu nướng nữa. Chỉ không lâu nữa chúng tôi sẽ chết đói hết mất thôi", một ông bố có 9 con than vãn.

Lê Dung + Hoa Tạ

Theo AP

Theo AP

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !