Thế giới đầy ấn tượng qua những hình ảnh đặc sắc nhất tuần
Cùng hãng tin RIA mang đến cho độc giả những bức ảnh tươi sáng và đầy cảm xúc nhất do phóng viên của các cơ quan báo chí trên thế giới ghi lại trong tuần vừa qua.
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 134,5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 2,91 triệu ca tử vong và hơn 108,3 triệu bệnh nhân bình phục.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 573.856 ca tử vong trong tổng số 31.717.404 ca nhiễm. Tiếp theo là Brazil với 345.287 ca tử vong trong số 13.286.324 ca bệnh. Ấn Độ đứng thứ 3 với 167.694 ca tử vong, trong số 13.057.954 bệnh nhân.
Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với hơn 45,4 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 983.800 ca tử vong. Tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribbean, với hơn 811.300 ca tử vong trong hơn 25,6 triệu ca nhiễm.
Ở châu Á, tình hình lây nhiễm mới ở Ấn Độ đang có nhiều diễn biến rất phức tạp với làn sóng lây nhiễm thứ hai. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ tiếp tục ghi nhận kỷ lục mới về số ca nhiễm Covid-19 trong ngày, với 131.893 trường hợp trong 24 giờ qua.
Hôm 8/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã được tiêm mũi vắc-xin Covaxin thứ hai do hãng dược phẩm Bharat Biotech của Ấn Độ sản xuất tại bệnh viện AIIMS ở New Delhi, hơn 1 tháng sau mũi tiêm thứ nhất vào ngày 1/3.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản có thể sẽ cho phép chính quyền thủ đô Tokyo, tỉnh Kyoto và tỉnh Okinawa áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm trong bối cảnh dịch Covid-19 có dấu hiệu bùng phát mạnh ở những khu vực này, khiến cho tỷ lệ sử dụng giường dành cho các bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh.
Các biện pháp phòng dịch trọng điểm có thể sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/4 ở tất cả 23 quận và 6 thành phố thuộc thủ đô Tokyo, 9 thành phố thuộc tỉnh Okinawa và thành phố Kyoto thuộc tỉnh Kyoto, và dự kiến sẽ được dỡ bỏ ở các tỉnh Kyoto và Okinawa vào ngày 5/5, và ở thủ đô Tokyo vào ngày 11/5.
Các chuyên gia về vắc-xin phòng bệnh Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng có mối liên hệ giữa việc tiêm vắc-xin AstraZeneca với tình trạng đông máu (huyết khối), dù rất hiện tượng này là rất hy hữu và đòi hỏi có các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định vấn đề này.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo rằng tình trạng đông máu sẽ được lưu ý như một tác dụng phụ của vắc-xin AstraZeneca dù “rất hiếm xảy ra”. Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm chủng vẫn cao hơn rất nhiều so với những nguy cơ hy hữu này.
Sau đây là chùm ảnh thế giới đầy ấn tượng qua những hình ảnh đặc sắc nhất tuần:
Một đứa trẻ giúp đào mộ cho các nạn nhân tử vong vì Covid-19 ở Yemen. |
Cô gái tiêm vắc-xin Covid-19 ở Bangkok, Thái Lan. |
Khoảnh khắc Thủ tướng Anh Boris Johnson ăn kem ở Cornwall. |
Vườn nho ở Pháp được giải cứu khỏi sương giá bằng những ngọn lửa. |
Lễ Phục sinh ở Hungary. |
Người đàn ông ngủ trên chiếc xe kéo đậu tại một chợ hoa quả ở Hyderabad, Ấn Độ. |
Một đàn chim ở vùng đất ngập nước gần sông Áp Lục ở Trung Quốc. |
Nhân viên tại bệnh viện từ thiện ở Brazil đánh đàn chúc một bệnh nhân ngày Lễ Phục sinh. |
Các nghệ sĩ biểu diễn tại Lễ trao giải Âm nhạc Zhara hàng năm ở Moscow. |
Một chiếc trực thăng bay trên ngọn núi lửa Fagradalsfjall đang phun trào ở Iceland. |
Nghị sĩ Đức: Mỹ đã tuyên chiến kinh tế với các đồng minh châu Âu
Nghị sĩ Hạ viện Đức Waldemar Gerdt từ đảng cực hữu “Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức” (AfD) chia sẻ với RIA rằng, bằng cách ngăn chặn việc xây dựng Nord Stream 2 Mỹ đã tuyên chiến kinh tế với các đồng minh châu Âu.
Thanh Bình (lược dịch)