Thế giới đang bị đe dọa bởi một cuộc khủng hoảng lương thực
CNBC đưa tin, một cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập toàn thế giới do sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, mưa lũ và hạn hán, virus lây nhiễm cho vật nuôi và đồng USD suy yếu.
“Nhìn chung không thiếu lương thực trên thế giới, nhưng chi phí lương thực ngày càng tăng”, CNBC nhận định. Theo Liên Hợp Quốc, vào tháng 8/2020 giá lương thực đã tăng tháng thứ ba liên tiếp và đạt mức cao kỷ lục.
Thế giới đang bị đe dọa bởi một cuộc khủng hoảng lương thực. (Ảnh minh họa) |
Theo Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), giá thực phẩm ở nước này trong tháng 8 đã tăng hơn 11% so với tháng 8 năm ngoái. Nguyên nhân là do bệnh dịch tả lợn châu Phi khiến số lượng động vật ở Trung Quốc giảm mạnh và khiến giá thịt lợn tăng 50%. Ngoài ra, do thời tiết nắng nóng và mưa nhiều nên giá rau ở Trung Quốc tăng 6,4%, trong khi giá trứng tăng 11,3%.
Hơn nữa, một “đòn giáng” khác đối với an ninh lương thực của nhiều quốc gia là sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch Covid-19. Người nông dân và các doanh nghiệp nhỏ đã bị thua lỗ do không thể bán được hàng hóa dễ hỏng. Đồng thời, đại dịch Covid-19 cũng đã tấn công nguồn cung cấp phân bón và hạt giống, cũng như hạn chế lực lượng lao động thời vụ để đảm bảo thu hoạch kịp thời.
Một mối đe dọa khác đối với an ninh lương thực là tình hình đối với đồng USD vào năm 2020. Chi phí nguyên liệu thô để sản xuất thực phẩm thường được tính bằng USD, do đó giá sẽ tăng khi đồng tiền này bị suy yếu.
Vào đầu tháng 9, có thông tin cho rằng đồng USD đã giảm 11% so với mức đỉnh năm 2020. Các chuyên gia dự đoán đồng tiền của Mỹ sẽ giảm hơn một phần ba so với đồng euro trong năm 2021 và đạt mức chưa từng thấy trong hơn một thập kỷ.
Theo các báo cáo, vào tháng 8/2020 chính quyền Trung Quốc đã kêu gọi người dân nước này sử dụng thực phẩm không lãng phí và bắt đầu tiết kiệm trong bối cảnh đại dịch. Sau đó, tờ Vice của Mỹ cho rằng, một số thành phố ở Trung Quốc muốn đặt giới hạn về số lượng thực phẩm mà mọi người có thể đặt trong nhà hàng. Biện pháp này có liên quan đến sự gia tăng lượng thức ăn thừa và tăng giá lương thực.
Trước đó, một loạt cơ quan, tổ chức quốc tế hàng đầu như Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB)… đã lần lượt lên tiếng cảnh báo về nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng của thế giới như là một trong những hệ lụy lớn nhất của đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, tại một cuộc họp trực tuyến với các Bộ trưởng Nông nghiệp từ Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), bộ trưởng các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh lãng phí lương thực gây ra do những trở ngại trong chuỗi cung ứng lương thực, tạo ra tình trạng thiếu an ninh lương thực, nguy cơ suy dinh dưỡng và tổn thất về kinh tế; và đã ra tuyên bố chung, trong đó sẽ tránh mọi biện pháp có thể dẫn tới sự bất ổn trầm trọng về giá lương thực trong các thị trường toàn cầu cũng như đe dọa tới chuỗi cung ứng lương thực.
Người dân Nga nghĩ gì về 'Nhà nước liên minh' Nga - Belarus?
RIA trích thông tin của Trung tâm nghiên cứu dư luận Nga VTSIOM cho biết, hơn 40% người Nga tin rằng việc thành lập liên minh Nga-Belarus là không cần thiết, mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các quốc gia cần được duy trì.
Thanh Bình (lược dịch)