Thế giới có cần vắc xin Covid-19 mới để chống lại biến chủng Omicron?

Biến chủng Omicron được cho lây lan nhanh hơn cả Delta khiến các hãng sản xuất vắc xin Covid-19 tính tới chuyện nâng cấp vắc xin để phòng bệnh. 

Công ty sản xuất vắc xin Trung Quốc Sinovac, nhà cung cấp vắc xin Covid-19 phần lớn cho toàn thế giới, tự tin tuyên bố nếu cần thiết công ty có thể sản xuất quy mô lớn nhanh chóng một phiên bản vắc xin chống lại biến chủng mới xuất hiện Omicron.

Tuy nhiên, Sinovac nhấn mạnh hoạt động sản xuất vắc xin chống lại biến chủng Omicron chỉ được thực hiện, một khi các cơ quan chức năng cấp phép và có bằng chứng cho thấy cần nâng cấp vắc xin để chống lại Omicron.

{keywords}
Sinovac tuyên bố nếu cần thiết có thể sản xuất đại trà nhanh chóng loại vắc xin được nâng cấp để chống lại biến chủng Omicron. (Ảnh: AP)

“Công nghệ và dây chuyền sản xuất vắc xin mới hiện tương tự như các biến chủng trước của virus corona. Do đó, sản xuất không phải là vấn đề”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn tuyên bố từ Sinovac.

“Song những nghiên cứu liên quan cần phải được hoàn thiện và các loại vắc xin mới được cấp phép sử dụng cần tuân thủ mọi quy định bắt buộc. Hiện còn quá sớm để nói rằng cần có một loại vắc xin mới nhằm ngăn chặn biến chủng Omicron”, công ty Sinovac cho hay.

Cũng theo Sinovac, công ty đang theo dõi sát sao các bản nghiên cứu và thu thập mẫu liên quan tới biến chủng Omicron thông qua mạng lưới đối tác toàn cầu để xác định có cần cho ra đời một loại vắc xin mới ngăn Omicron hay không.

“Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ có thể nhanh chóng cho phát triển và tiến hành sản xuất đại trà các loại vắc xin mới để đáp ứng nhu cầu”, Sinovac nói thêm.

Trước đây, Sinovac cho ra đời các loại vắc xin bất hoạt để chống lại biến chủng Gamma và Delta, nhưng không thay đổi thiết kế của vắc xin gốc vốn được chứng minh có hiệu quả chống lại các biến chủng xuất hiện cả trước Gamma và Delta.

Các nhà khoa học ở Nam Phi là người đầu tiên phát hiện ra biến chủng Omicron. Theo thông tin từ Bộ Y tế Nam Phi, trong số 50 đột biến của Omicron có tới 32 đột biến nằm ở gai protein, thành phần giúp virus SARS-CoV-2 bám vào các tế bào, nhiều hơn đáng kể so với biến thể Delta đang hoành hành trên thế giới. Ngoài ra, giới khoa học lo ngại các loại vắc xin và phương thức chữa Covid-19 hiện thời không có hiệu quả chống lại biến chủng Omicron.

Hôm 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá biến thể Omicron (B.1.1.529) “đáng lo ngại”. Điều này đồng nghĩa với việc biến chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn, né tránh các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vắc xin và phương pháp chữa bệnh hiện thời.

Song WHO nhấn mạnh còn quá sớm để chắc chắn những đột biến của Omicron né được các loại vắc xin, cùng phương thức điều trị đang được sử dụng và phương pháp xét nghiệm. WHO cảnh báo các nhà khoa học trên thế giới sẽ phải mất nhiều tuần để tìm hiểu về Omicron.

“WHO đang làm việc với các chuyên gia để hiểu rõ về tác động tiềm tàng của biến chủng Omicron đối với các biện pháp phòng bệnh hiện thời bao gồm vắc xin. Vắc xin hiện vẫn là biện pháp quan trọng nhằm giảm ca bệnh nặng và tử vong vì mắc Covid-19 bao gồm nhiễm biến chủng Delta. Các loại vắc xin hiện thời vẫn duy trì khả năng ngăn ca bệnh nặng và tử vong”, WHO nhấn mạnh.

Các nhà sản xuất vắc xin Covid-19 trên thế giới cũng đang cân nhắc phương thức đối phó với biến chủng Omicron. Cụ thể, Pfizer và BioNTech thông báo trong vòng 2 tuần, họ sẽ biết được có cần điều chỉnh vắc xin hay không.

“Pfizer và BioNTech đã có hành động từ nhiều tháng trước để thay đổi vắc xin mRNA trong vòng 6 tuần và chuyển giao các lô đầu tiên trong vòng 100 ngày trong trường hợp một biến chủng xuất hiện”, Pfizer và BioNTech cho hay.

Còn trong ngày 26/11, Moderna cho hay công ty có kế hoạch thử nghiệm mũi tiêm tăng cường ngăn biến chủng Omicron, nếu như các vắc xin Covid-19 hiện thời không có khả năng ngăn chặn biến chủng mới. Ông Paul Burton, Giám đốc y tế của Moderna, nói với BBC rằng một vắc xin được nâng cấp chống lại Omicron có thể ra đời vào đầu năm 2022.

Hãng AstraZeneca cũng cho biết đang tiến hành nghiên cứu ở Botswana và Eswatini, nơi biến chủng Omicron được phát hiện, để thử nghiệm tác dụng của vắc xin Covid-19.

"Mối đe dọa từ Omicron ở mức rất cao"

Trong khi đó, nhiều nước đã chủ động cho đóng cửa các đường biên giới, bất chấp WHO phản đối hành động này. 

{keywords}
Du khách lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại sân bay Sydney. (Ảnh: Reuters)

Trên thực tế, Anh đã ra thông báo tạm thời dừng các chuyến bay từ Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho và Eswatini vào ngày 25/11. Tới ngày 27/11, Israel cũng ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài trong vòng 2 tuần.

Vào ngày 29/11, Nhật Bản thông báo áp dụng biện pháp tương tự như Israel từ ngày 30/11. Hiện Nhật Bản chưa phát hiện trường hợp nào mắc biến chủng Omicron. Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Shigeyuki Goto cho biết cơ quan y tế đang làm xét nghiệm để xác định liệu một du khách di chuyển từ Namibia được xác định mắc Covid-19 có bị nhiễm biến chủng Omicron hay không.

Ngoài ra, Anh, Sri Lanka, Ai Cập, Singapore, Malaysia, Dubai, Oman và Jordan đã cho dừng các chuyến bay từ phía nam châu Phi. Đức thông báo Nam Phi là “vùng biến chủng”. Nói cách khác, Đức chỉ tiếp nhận công dân nước này từ Nam Phi về nước.

Mỹ cũng đã giới hạn đi lại với người từ Nam Phi và 7 quốc gia khác từ ngày 29/11.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã lên tiếng phản đối các lệnh cấm trên nhằm vào công dân nước này và các nước láng giềng. Ông Ramaphosa kêu gọi các nước ban hành lệnh cấm nhanh chóng cho gỡ bỏ.

Kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi, cho tới nay, các ca mắc biến chủng Omicron đã được ghi nhận ở Australia, Bỉ, Botswana, Anh, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hong Kong, Israel, Italy, Hà Lan và Scotland.

WHO khuyến cáo 194 quốc gia thành viên rằng biến chủng Omicron dường như đã lây lan sang toàn cầu và dẫn tới “những hậu quả nghiêm trọng” ở một số khu vực.

“Mối đe dọa với toàn cầu liên quan tới biến chủng đáng quan ngại Omicron được nhận định ở mức rất cao”, Reuters dẫn tuyên bố từ WHO.

Bên cạnh đó, WHO hối thúc các nước thành viên tăng tốc tiêm phòng cho những nhóm ưu tiên và đảm bảo nỗ lực duy trì năng lực hệ thống y tế, cũng như điều chỉnh các quy định giới hạn đi lại toàn cầu.

“Omicron có số lượng đột biến gai nhiều chưa từng có. Các ca mắc Covid-19 được cho sẽ xảy ra cả với người đã tiêm phòng vắc xin nhưng chỉ là một tỷ lệ nhỏ”, WHO cho hay.

Thêm nhiều nước trên thế giới có ca nhiễm biến thể Omicron

Thêm nhiều nước trên thế giới có ca nhiễm biến thể Omicron

Omicron, biến chủng có tốc độ lây lan được cho nhanh hơn Delta 500%, lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi và đang lan ra nhiều nước trên thế giới. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !