Thầy giáo để lộ clip nhạy cảm khi dạy trực tuyến: Giáo viên phải chuyên nghiệp trên không gian mạng

Trong buổi dạy học trực tuyến, khi chia sẻ màn hình máy tính với học sinh, một nam giáo viên ở Đồng Tháp đã để lộ đoạn hội thoại chứa clip nhạy cảm do vị hiệu phó gửi cho mình.

Liên quan đến sự việc giáo viên để lộ clip nhạy cảm trong lớp học trực tuyến, trao đổi với báo Người Lao động, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp xác nhận trong lúc dạy trực tuyến, ông C.T.H (giáo viên Anh văn lớp 11 Trường THPT TP Cao Lãnh) đã để lộ đoạn trò chuyện có clip nhạy cảm. 

Clip nêu trên do ông V.Q.C (Hiệu phó Trường THPT TP Cao Lãnh) gửi cho ông H. Theo thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp, sự việc này xảy ra trong tiết học ở trường cách đây hơn 3 tuần. Khi đang dạy online, ông H. chia sẻ màn hình máy tính cho cả lớp và đã để lộ đoạn chat có chứa clip nhạy cảm (về sau được xác định do ông C. gửi đến một ngày trước).

Các em học sinh lớp 11 đang học trực tuyến hôm đó đã nhìn thấy hình ảnh lõa thể của một phụ nữ trên màn hình. Sau đó, ông H. nhắn vào nhóm Zalo của lớp, yêu cầu các học sinh không phát biểu, chia sẻ những hình ảnh này.

Theo ông Lê Văn Lộc, Hiệu trưởng Trường THPT TP Cao Lãnh, dù giáo viên dạy không cố tình nhưng để học sinh thấy được đoạn trò chuyện có nội dung như vậy là vi phạm nghiêm trọng. Nhà trường đã chấn chỉnh, rút kinh nghiệm các cá nhân liên quan.

{keywords}
Trường THPT TP Cao Lãnh.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề an toàn không gian mạng khi dạy học trực tuyến, theo chuyên gia Lê Thị Loan (Học viện Quản lý giáo dục), trước khi học tập và làm việc trực tuyến, mỗi người đều phải xác định mục tiêu học tập và làm việc nghiêm túc, tích cực khi tham gia.

“Người tham gia nên lựa chọn không gian riêng, phù hợp để không bị gián đoạn trong quá trình làm việc. Kể cả làm việc ở nhà cũng cần nghiêm túc.

Trang phục khi tham gia học tập và làm việc trực tuyến cũng phải lịch sự, gọn gàng và quan trọng là giáo viên phải tự trang bị cho mình kỹ năng an toàn khi sử dụng hình thức làm việc trực tuyến, tránh trường hợp “chia sẻ” nhầm clip nhạy cảm. Vì không nắm được, không biết nên đôi khi lại tạo nên sự cố vô cùng tai hại”, cô Loan cho hay.

Ngoài ra, văn hóa trong giờ học tập và làm việc trực tuyến cũng cần là những chuẩn mực, có giá trị riêng giúp những người tham gia có suy nghĩ và hành động nghiêm túc, tốt đẹp.

Còn PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các khoa học giáo dục (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “An toàn trong lĩnh vực an ninh mạng đang trở thành vấn đề được quan tâm trong bối cảnh dịch bệnh và chúng ta chuyển sang học và làm việc trực tuyến.

Để tránh những “tai nạn” như vụ thầy giáo ở Đồng Tháp làm lộ hình ảnh nóng khi dạy trực tiếp tôi cho rằng giáo viên cần phải tạo nên tính chuyên nghiệp ngay cả khi làm việc online. Cụ thể, khi làm việc, mọi người phải nghiêm túc, giờ nào việc nấy, "đúng vai thuộc bài", chứ không thể ''trên áo vest dưới quần đùi'', một lúc làm nhiều việc dẫn đến thiếu kỷ luật”.

Cũng theo PGS.TS Trần Thành Nam thì trong quá trình làm việc online, mọi người cũng phải rèn cho mình và những người xung quanh có tính kỷ luật.

Có thể cùng một lúc làm nhiều việc và do không thành thạo về các kỹ năng công nghệ thông tin nên có thể dẫn đến nhiều sự cố, tạo nên hình ảnh không đẹp về hình ảnh người thầy, nhất là khi người giáo viên luôn trở thành tấm gương chuẩn mực về phong cách, hành vi ứng xử để các thế hệ học trò học tập, noi theo.

“Tôi cho rằng, bản thân giáo viên cũng phải có thói quen làm việc tác phong chuyên nghiệp. Cùng với đó, cần nâng cao năng lực công dân số cho toàn dân để mọi người đều nắm được những kiến thức cơ bản bảo vệ mình trên không gian mạng, tránh những sự cố lộ clip, hình ảnh nhạy cảm", PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Theo VnExpress, ngày 30/10, ông Nguyễn Mạnh Kiên, Phó ban Tuyên giáo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho biết đã yêu cầu Công đoàn tỉnh Đồng Tháp báo cáo rõ vụ việc hai nam giáo viên trường THPT TP Cao Lãnh lan truyền, làm lộ video các nữ công nhân nhà máy "3 tại chỗ" đi tắm.
Công đoàn Việt Nam cũng sẽ đề nghị cơ quan chức năng tỉnh này làm rõ trách nhiệm những người liên quan để có hình thức xử lý phù hợp.

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !