Nga ‘thảm bại’ trên thị trường khí đốt châu Âu

Theo tờ Kommersant của Nga, các nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cạnh tranh đã buộc tập đoàn Gazprom phải nhường chỗ cho thị trường châu Âu.

Mặc dù cho đến nay đường ống dẫn khí đốt của Nga vẫn dẫn đầu ở Liên minh châu Âu (EU), nhưng tổng thị phần tiêu thụ ở châu Âu của công ty Nga đã giảm từ 36% vào năm 2019 xuống còn 33% vào năm 2020.

{keywords}
Nga ‘thảm bại’ trên thị trường khí đốt châu Âu. (Ảnh: RT)

Để duy trì thị phần ở Tây Âu, công ty độc quyền khí đốt của Nga đã tăng gần gấp đôi doanh số bán hàng trên nền tảng giao dịch điện tử. Công ty của Nga thường đưa ra mức giá thấp hơn giá giao ngay tại các trung tâm châu Âu. Ngoài ra, sự sụt giảm thị phần của Gazprom không xảy ra với chi phí của các nhà sản xuất LNG của Nga.

Theo bà Ekaterina Kolbikova từ công ty tư vấn Vygon Consulting, thị phần khí đốt hóa lỏng của Nga từ nhà máy Yamal LNG thuộc tập đoàn NOVATEK (Nga) trong tiêu thụ tại châu Âu hầu như không thay đổi trong năm với 3,3% (năm 2019 là 3,5%).

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm thị phần của Gazprom trên thị trường khí đốt châu Âu là do kết quả kinh doanh thảm hại trong nửa đầu năm nay. Sau đó, mô hình hợp đồng của chính Gazprom đã chống lại công ty Nga, trong đó các thỏa thuận với thời gian dài thay đổi tỉ giá đóng một vai trò quan trọng.

“Do đó, giá theo hợp đồng của Gazprom hóa ra cao hơn giá giao ngay và người mua châu Âu thích mua LNG hơn”, ông Sergey Kapitonov, chuyên gia phân tích chuyên về khí đốt của Trung tâm năng lượng thuộc Học viện quản lý Skolkovo ở Moscow cho biết.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngược lại, với chiến lược như vậy có thể giúp Gazprom khôi phục vị thế vào năm 2021, vì giá giao ngay đang ở mức cao tại địa phương do sương giá bất thường. Trong bối cảnh đó, giá theo hợp đồng của Gazprom sẽ hấp dẫn hơn. Ngoài ra, độc quyền khí đốt của Nga có thể hỗ trợ sự phục hồi của các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Kết quả là, châu Á có thể sử dụng LNG dư thừa và giảm cạnh tranh ở châu Âu.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẽ tăng cường xuất khẩu khí đốt sang châu Á, cụ thể là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, vì khu vực này đang phát triển nhanh chóng và có tiềm năng lớn.

Nga bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí đốt “Power of Siberia” (Sức mạnh Siberia) vào cuối năm 2019. Theo tập đoàn Gazprom của Nga, tuyến đường ống này sẽ cho phép Nga xuất khẩu tới 38 tỉ m3 khí đốt sang Trung Quốc mỗi năm. Mặc dù vậy, các nước châu Âu vẫn là nhà nhập khẩu khí đốt chính của Nga, với 198 tỉ m3 khí đốt năm ngoái.

Ngày hoàn thành xây dựng Nord Stream 2 được xác định

Ngày hoàn thành xây dựng Nord Stream 2 được xác định

Bloomberg trích dẫn các nguồn tin của nhà điều hành dự án Nord Stream 2, Nord Stream 2 AG có kế hoạch hoàn thành việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt vào tháng 6.

Thanh Bình (lược dịch)

Hé lộ loại tên lửa giúp Nga đối phó với tiêm kích F-16 ở Ukraine

Tên lửa tầm xa 40N6 của hệ thống phòng không S-400 có thể giúp Nga đối phó với dàn tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất và được phương Tây viện trợ cho Ukraine.

Israel công bố video cận chiến với chiến binh Hamas tại Gaza

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã giao tranh với các chiến binh Hamas trong khuôn viên một trường học ở khu phố Shejaia của thành phố Gaza.

Nga làm chủ chiến trường nhờ vô số thiết bị công nghệ di động chống UAV hiện đại

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã cho thấy UAV đang trở thành loại vũ khí đáng sợ. Để đối phó, Nga phải nhờ đến các thiết bị chống UAV di động hiện đại trên chiến trường.

Video binh sĩ Ukraine tới Ba Lan diễn tập tác chiến giữa mùa đông khắc nghiệt

Các binh sĩ Ukraine được đào tạo tác chiến trong chiến hào ở Ba Lan dưới trời đầy tuyết, chỉ vài ngày trước khi họ được đưa trở lại tiền tuyến.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV trinh sát của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh các lính dù nước này bắn hạ máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.

Những sự kiện quốc tế nổi bật nhất 2023 qua ảnh

Năm 2023 được đánh dấu bằng hai cuộc xung đột lớn giữa Ukraine với Nga và Israel với Hamas cũng như hàng loạt thiên tai lớn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Video thiết giáp Ukraine sống sót sau đòn tập kích trực diện từ tên lửa Nga

Dưới đây là khoảnh khắc thiết giáp Braley trong biên chế quân đội Ukraine sống sót sau đòn đánh trực diện từ tên lửa chống tăng của Nga.

Video pháo binh Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga ở Kherson

Lực lượng pháo binh của Ukraine đã bắn nổ hệ thống phòng không SA-8 Gecko và pháo tự hành 2S7 Pion của Nga tại vùng Kherson.

Xung đột Nga - Ukraine sẽ thế nào vào mùa đông?

Các chuyên gia cho rằng, không loại trừ khả năng Nga – Ukraine tiến hành đàm phán hòa bình vào năm tới, sau khi trải qua những cuộc giao tranh khốc liệt trong mùa đông lạnh giá.

Tổng thư ký NATO nói ‘chuẩn bị đón tin xấu’ từ Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, quân đội Ukraine đã không giành được bất kỳ sự đột phá nào ở vùng xung đột trong nhiều tháng qua.

Đang cập nhật dữ liệu !