Thành phố kiểu mẫu chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc 'lung lay' vì Omicron

Biến chủng Omicron đang trở thành thách thức lớn nhất với Thượng Hải, thành phố kiểu mẫu chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc. 

Trong hai năm qua, chính sách đối phó với dịch Covid-19 của chính quyền thành phố Thượng Hải đã giúp cư dân địa phương có được sự tự do và linh động hiếm có so với nhiều khu vực khác trên lãnh thổ Trung Quốc.

Theo đó, thành phố 24 triệu dân chưa từng áp đặt lệnh phong tỏa hoặc giới hạn hoạt động giao thông để ngăn chặn sự bùng phát của các ổ dịch Covid-19. Thượng Hải còn thi hành chính sách cách ly “dễ thở” hơn đối với những du khách tới thành phố so với Bắc Kinh và Quảng Châu, hai khu vực vẫn yêu cầu 7 ngày cách ly tại nhà sau 2 tuần cách ly tập trung.

{keywords}
Thượng Hải được xem là thành phố kiểu mẫu chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc. (Ảnh: EPA-EFE)

Hồi tháng 9/2021, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã lên tiếng ca ngợi sự thành công của mô hình chống dịch Covid-19 của thành phố Thượng Hải. Song hiện tại, Thượng Hải đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi Covid-19 xuất hiện khi có hơn 300 ca nhiễm virus corona trong tháng này.

Vào cuối tuần trước, chính quyền thành phố Thượng Hải thông báo người dân bị cấm rời khỏi thành phố trừ trường hợp “thực sự cần thiết”. Các tuyến xe buýt đường dài cũng phải dừng hoạt động, và trường học chuyển sang dạy và học trực tuyến.

Các chuyên gia cho rằng những biện pháp chặn dịch hiện tại của thành phố Thượng Hải sẽ ngăn chặn được Omicron, biến chủng có khả năng lây lan nhanh hơn rất nhiều so với những biến chủng trước đây. 

“Phương án ngăn chặn và kiểm soát cần linh động. Dù những biện pháp phòng dịch trước đây đã đạt được thành công, nhưng vẫn cần thay đổi chiến lược khi đối mặt với một biến chủng mới”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Zhu Huachen, Phó Giáo sư tại Đại học Hong Kong.

“Với Omicron bao gồm biến chủng phụ B.A.2 có khả năng lây lan nhanh hơn cả biến chủng phụ trước đây phụ B.A.1, việc cập nhật các biện pháp kiểm soát dịch bệnh vẫn là điều quan trọng hàng đầu”, ông Zhu nói thêm.

Cũng theo ông Zhu, thành phố Thượng Hải có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm nhanh hơn so với việc theo đuổi không có ca mắc Covid-19.

“Thượng Hải có nguồn cung ứng hậu cần dồi dào và hiện đại hơn, năng lực làm xét nghiệm cũng cao hơn, cơ sở vật chất tốt hơn bao gồm dữ liệu truy vết đồ sộ và quản lý xã hội tốt. Thành phố này còn có đội ngũ chuyên gia dịch tễ chất lượng cao, cùng hệ thống truy vết mạnh mẽ, nên Thượng Hải hoàn toàn có thể thi hành chính sách ‘zero Covid-19’ linh hoạt”, ông Zhu nhận định.

Trong khi Thâm Quyến đã thi hành lệnh phong tỏa kéo dài một tuần bắt đầu từ ngày 14/3 để chặn dịch, bởi thành phố này còn đang chịu trách nhiệm hỗ trợ hậu cần cho đặc khu hành chính Hong Kong, thành phố Thượng Hải lại có thể chỉ cần triển khai các biện pháp ít gây gián đoạn hơn.

“Hoàn toàn dễ hiểu khi chính quyền Thượng Hải cấm người dân rời khỏi thành phố, bởi dịch bệnh có thể lây lan sang các tỉnh thành khác, những khu vực có ít năng lực đối phó với dịch Covid-19 hơn”, ông Zhu nói thêm.

Trên thực tế, vào những ngày gần đây, Thượng Hải ghi nhận số ca mắc Covid-19 không có triệu chứng nhiều hơn ca phát triệu chứng, theo ông Ning Guang, Chủ tịch Bệnh viện Ruijin. Điều này buộc lực lượng chức năng tăng cường điều tra và truy vết tiếp xúc.

Bác sĩ Ning cho biết thêm phần lớn các ca không phát triệu chứng đã được đưa vào khu cách ly tập trung, nên có thể cắt đứt được chuỗi lây nhiễm.

Ông Nicholas Thomas, Phó Giáo sư tại Đại học Hong Kong, cho rằng sự xuất hiện của biến chủng Omicron ở Thượng Hải là điều không thể tránh khỏi và số ca mắc sẽ còn tiếp tục tăng.

“Ngay cả khi chính quyền Thượng Hải phản ứng cực nhanh, họ vẫn sẽ phải chứng kiến số ca mắc tăng nhanh trước khi dập được dịch. Tôi cho rằng mọi người không nên có suy nghĩ chính quyền Thượng Hải không thành công dập dịch ít nhất trong 2 tuần”, ông Thomas nói.

Cũng theo ông Thomas, việc thành phố Thượng Hải duy trì trạng thái mở sẽ giúp ích lớn cho mạng lưới thương mại và quản lý chuỗi cung ứng quốc tế.

Dù các chuyên gia đánh giá cao khả năng dập dịch Covid-19 do sự hoành hành của biến chủng Omicron, song lo ngại về số ca mới mắc tăng nhanh, chính quyền địa phương đã được đặt trong tình trạng cảnh báo cao. Điển hình, Bí thư thành ủy Thượng Hải Li Qiang đã tổ chức 4 cuộc họp chống dịch Covid-19 trong tuần qua.

Trong tuyên bố mới nhất vào sáng ngày 14/3, ông Li hối thúc các quan chức thực tế hơn và “giành chiến thắng trước Covid-19” bằng những biện pháp quyết liệt hơn và hiệu quả hơn.

Theo CNN, đợt dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc lần này có tốc độ lây lan nhanh hơn so với những biến chủng virus corona trước đó. Cụ thể, số ca mới mắc Covid-19 mỗi ngày đã tăng phi mã từ con số vài chục ca hồi tháng Hai lên hơn 5.100 ca vào ngày 15/3. Đây là số ca mắc Covid-19 trong ngày ở mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở thành phố Vũ Hán của tỉnh Hà Bắc vào đầu năm 2020.

Dù số ca mới mắc Covid-19 mỗi ngày ở Trung Quốc được đánh giá còn thấp hơn nhiều so với những quốc gia khác, nhưng đây đã là hồi chuông cảnh báo đối với chính quyền Bắc Kinh sau thời gian dài thi hành chính sách “zero Covid-19” (không ca mắc Covid-19).

Tính tới ngày 15/3, 21 tỉnh thành ở Trung Quốc đã báo cáo có các ca mắc Covid-19 bao gồm thủ đô Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn gồm Thượng Hải và Thâm Quyến. Ngày 15/3 cũng đánh dấu ngày thứ 6 liên tiếp Trung Quốc có hơn 1.000 ca mắc mới trong một ngày.

Theo Worldometer, tính đến ngày 15/3, Trung Quốc có tổng cộng 120.504 ca mắc Covid-19 và 4.636 trường hợp đã tử vong. 

Hiện 37 triệu người Trung Quốc đang phải thi hành lệnh phong tỏa để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. 

Hong Kong: Mắc Covid-19 phải lên sân thượng hoặc ra đường ngủ

Hong Kong: Mắc Covid-19 phải lên sân thượng hoặc ra đường ngủ

Sống trong những căn hộ nhỏ hẹp và thiếu tiện nghi, nhiều người Hong Kong phải lên sân thượng hoặc ra đường ngủ để cách ly nếu mắc Covid-19. 

Minh Thu (lược dịch)

Thêm một thương hiệu xe điện của Mỹ chuẩn bị vào Trung Quốc

Theo chân Tesla, Lucid sẽ trở thành nhà sản xuất xe điện (EV) thứ 2 của Mỹ thâm nhập thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Lãnh đạo Mỹ-Anh bàn về tình hình Ukraine, khoáng sản và AI

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhất trí tăng cường hợp tác trong một loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế.

Hình ảnh trước và sau khi các địa điểm nổi tiếng ở Mỹ bị khói bao trùm

Khói cháy rừng từ Canada đã bao trùm một số thành phố lớn ở Mỹ, khiến hàng triệu người có nguy cơ hít phải không khí độc hại và làm nhiều hoạt động ngoài trời phải hủy bỏ.

Phát hiện cá sấu sinh sản không cần giao phối đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa ghi nhận trường hợp cá sấu sinh sản đơn tính, không qua giao phối đầu tiên trên thế giới tại một sở thú ở Costa Rica.

Kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU sẽ 'bóp méo thị trường'

Huawei gọi kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU là không công bằng, trái pháp luật và sẽ 'bóp méo thị trường', gây tổn hại cho người dùng.

Bên trong căn hộ 9 triệu USD của Messi ở Mỹ

Trước khi gia nhập đội bóng của David Beckham, Messi chi 9 triệu USD mua căn hộ cao cấp, có thang máy dành cho xe ô tô.

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Nga tăng trưởng trở lại

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP thực tế của Nga sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2024, bất chấp những lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Ông Trump bị truy tố lần thứ hai, đối mặt 7 tội danh

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự vì xử lý sai nhiều tài liệu mật của chính phủ.

Gần 9.000 bức ảnh trong máy tính của con trai Tổng thống Mỹ bị tiết lộ

Gần 9.000 bức ảnh trong máy tính xách tay của Hunter Biden, con trai đương kim Tổng thống Mỹ, đã bị tổ chức phi lợi nhuận cánh hữu Marco Polo đăng tải lên mạng.

Sập cầu gỗ ở trại hè, hàng chục thanh thiếu niên Mỹ bị thương

Theo cơ quan chức năng Mỹ, rất may không có ai thiệt mạng trong vụ việc trên.

Đang cập nhật dữ liệu !