Thanh Hóa triển khai tiếp nhận học sinh 'mắc kẹt' ở quê học tạm trong năm học mới

Năm học mới sắp bắt đầu nhưng hiện nay không ít học sinh vẫn ''mắc kẹt'' ở quê, không thể trở lại nơi thường trú, tạm trú khiến phụ huynh không khỏi lo lắng.

Hai vợ chồng sống và làm việc tại Hà Nội nhưng quê nhà ở Thanh Hóa nên sau khi Hà Nội ghi nhận các ca mắc Covid-19 mới, chị Nguyễn Phương Nga (quận Hà Đông) đưa con về quê tránh dịch, để con chơi với ông bà một thời gian vì các con cũng tạm dừng đến trường.

Dự kiến cho con chơi khoảng 5 tuần chị Nga sẽ về đón con quay lại Hà Nội học tập, nhưng gần 1 tháng nay, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dù năm học mới sắp bắt đầu, vợ chồng chị Nga cũng không thể đưa hai con về để học cùng các bạn, nhất là bạn nhỏ năm nay lại vào lớp 1.

“Không còn cách nào, ông bà đành đến trường tiểu học tại Thanh Hóa xin cho hai cháu học nhờ trong thời gian giãn cách chưa thể quay về thành phố theo học”, chị Nga kể.

{keywords}
Học sinh lớp 1 ở TP Hải Phòng tựu trường hôm nay, 25/8.

Cùng có con bị ''mắc kẹt'' ở quê, những ngày này, vợ chồng anh Nguyễn Quang Quân vô cùng lo lắng vì cho con lên Hà Nội chơi với các bác nhưng mới lên chơi được ít hôm thì Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, tới nay đã hơn một tháng.

Vậy là dù quê nhà ở Hải Phòng, ngày hôm nay (25/8) học sinh đã tựu trường, nhưng con trai anh Quân vẫn được về đi học cùng các bạn được.

“Năm học mới bắt đầu với nhiều thứ bỡ ngỡ mà con năm nay lại lên lớp 1 nên gia đình rất lo lắng. Sáng nay cô giáo đã chia lớp học thành ca sáng và ca chiều để cho các cháu học trực tiếp nhưng con tôi lại vẫn mắc kẹt ở Hà Nội. Học trực tuyến hay học theo tài liệu với học sinh lớp 1 rất khó khăn, mà ở Hà Nội ngày 5/9 học sinh mới tựu trường”, anh Quân nói.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay tại nhiều trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã tiếp nhận học sinh chưa thể quay về trường học của năm học trước do quy định phòng chống dịch bệnh ở một số địa phương khác nhau.

Trường Tiểu học Minh Khai I tại TP Thanh Hóa tính đến thời điểm này có hơn 10 học sinh thường trú tại Hà Nội xin đăng ký vào học.

Cô Đào Thị Yên – Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ: “Nhà trường sẽ sắp xếp cho các con bị mắc kẹt tại địa phương vào học chung với các bạn cùng khối lớp. Sau đó, nếu do điều kiện dịch bệnh vẫn kéo dài, các con không thể quay về trường cũ mà phụ huynh có nhu cầu cho con học lâu dài, nhà trường sẽ yêu cầu phụ huynh làm hồ sơ chuyển trường cho con trên tinh thần tạo điều kiện tốt nhất cho các con”.

Đại diện Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho hay, đến thời điểm hiện tại, chưa có thống kê cụ thể số học sinh có nhu cầu học tạm do chưa trở về trường đang học vì giãn cách xã hội. Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 14/8, Sở đã có công văn hướng dẫn các trường học trong tỉnh tạo điều kiện cho học sinh tỉnh ngoài (theo bố, mẹ về Thanh Hóa mà chưa thể về nơi thường trú) tạm học đến khi có thể trở lại trường học trước đó.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !