Thanh Hoá: Nhiều biện pháp để phát triển kinh tế bền vững
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa liên tục nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất GRDP, đưa quy mô nền kinh tế của tỉnh vươn lên thứ 8 của cả nước.
Để nâng cao chỉ số cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo sát sao, quyết liệt để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn.
Theo đó, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung rà soát và ban hành thay thế các văn bản, quyết định còn tồn tại những bất cập, gây khó khăn cho việc tiếp cận của doanh nghiệp, nhất là các văn bản, quy định liên quan đến thủ tục đất đai, chấp thuận đầu tư, vấn đề phân cấp, ủy quyền trong đầu tư. Đặc biệt, tập trung hoàn chỉnh thể chế về vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao vai trò của trung tâm hành chính công, hạn chế thấp nhất phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều năm qua, lãnh đạo tỉnh cũng luôn sẵn sàng đối thoại trực tiếp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thanh Hoá: Nhiều biện phải để phát triển kinh tế bền vững |
Theo Nghị quyết số 58-NQ/TW (NQ58) của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định tỉnh Thanh Hóa sẽ trở thành một cực tăng trưởng mới, động lực phát triển của vùng. Thanh Hóa tiếp tục tập trung nhiều giải pháp triển khai có hiệu quả Nghị quyết 58-NQ/TW, triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù của Trung ương cho tỉnh Thanh Hóa về đầu tư phát triển. Đồng thời, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; trong đó, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Tăng cường năng lực và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào tỉnh. Xây dựng nền hành chính công thân thiện, tiện lợi; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, minh bạch và thông thoáng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án và thu hút đầu tư, phát triển bền vững...
K.Chi