Thanh Hóa chịu ảnh hưởng hơn 150 trận thiên tai trong 10 năm

Trong 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 151 trận thiên tai do nước gây ra.

{keywords}
Tỉnh Thanh Hóa chịu nhiều thiệt hại về người và tài sản bởi hàng trăm trận thiên tai xảy ra trong vòng 10 năm qua. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 2.524 công trình tưới, tiêu đầu mối. Trong đó, có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm tưới, tiêu các loại với tổng chiều dài kênh mương 15.682km.

Tỉnh Thanh Hóa cũng có 24 sông lớn nhỏ, với tổng chiều dài đê 1.008km. Toàn hệ thống đê bảo vệ cho 17 huyện, thị, thành phố với 409 xã, trong đó có 238 xã có đê đi qua. Cơ sở hạ tầng dự báo, cảnh báo thiên tai trên toàn tỉnh có 8 trạm đo khí tượng, 18 trạm thủy văn, 94 trạm đo mưa tự động, 27 trạm đo mưa chuyên dùng.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Thanh Hóa, chỉ tính từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 151 trận thiên tai do nước gây ra. Trong đó, có 25 cơn bão; 1 cơn áp thấp nhiệt đới; 1 trận lũ quét; 122 đợt dông, lốc kèm theo mưa lớn, mưa đá.

Tâm điểm như đợt mưa lũ kéo dài 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31/8/2018, gây sạt lở đất, mưa lớn gây ngập lụt tại một số địa phương làm 137 người chết, 45 người mất tích, 27 người bị thương, 19.055 ngôi nhà, 78.676 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại với ước tính thiệt hại khoảng 13.198 tỷ đồng.

Trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do sạt lở đất, lũ quét gây ra như ngày 24/5/2013 xảy ra trên địa bàn xã Tam Chung, huyện Mường Lát làm 4 người chết, cuốn trôi 3 xe máy, 2 con trâu bò, 60 máy phát điện mini, vùi lấp 15 ha lúa, ngô.

Năm 2016, vào khoảng 4h sáng ngày 16/9, trên địa bàn xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã xảy ra lũ ống, lũ quét làm 5 người chết, 2 người mất tích, 3 người bị thương (tất cả người đều trú thôn Chiềng Cà 2, xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, Thanh Hóa) lập lán ở trong rừng lấy măng.

Năm 2019, do ảnh hưởng của bão số 3 từ ngày 31/7 đến ngày 5/8, tại tỉnh Thanh Hóa có mưa to đến rất to khiến cho các huyện Quan Sơn, Mường Lát xảy ra lũ quét, sạt lở đất cuốn đi cả bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn làm 10 người chết và mất tích, hàng chục ngôi nhà bị cuốn trôi...

Từ đầu năm 2020 tới nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 27 trận thiên tai (16 đợt giông, lốc kèm theo mưa lớn, mưa đá; 5 cơn bão; 6 đợt nắng nóng) gây thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và sản xuất tại các huyện Lang Chánh, Mường Lát, Như Thanh, Như Xuân, Quan Hóa, Bá Thước, thị xã Nghi Sơn, … làm 1 người chết; 2 người bị thương; 9.131/122.477 ha lúa vụ mùa bị thiếu nước tưới do nắng nóng, hạn hán; 1.525 nhà, 117 ha lúa, 110 ha hoa màu, 850 ha cây trồng hàng năm, 42 ha cây trống lâu năm, 46 ha cây ăn quả tập trung, 391 ha rừng bị thiệt hại và nhiều tài sản khác, ước tính giá trị thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa có 434 vị trí trong 110 xã thuộc 14 huyện trên địa bàn có nguy cơ xảy ra sạt lở đất với 4330 hộ/18.858 nhân khẩu bị ảnh hưởng.

Trần Nghị

Lý giải nguyên nhân bão số 1 đi lệch so với những dự báo trước đó

Sau khi đi sâu vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão số 1 cách Quảng Ninh khoảng 140km, tiến nhanh về đất liền

Dự báo hôm nay bão số 1 sẽ đổ bộ đất liền các tỉnh Đông Bắc của Bắc Bộ, nhiều nơi mưa to đến rất to và có nguy cơ sạt lở đất, ngập úng.

Bão số 1 đang đạt sức mạnh lớn nhất, hướng về Quảng Ninh- Hải Phòng

Bão số 1 giật cấp 15, đạt cường độ lớn nhất, cách bán đảo Lôi Châu khoảng 340km về phía Đông Đông Nam. Khoảng 16h ngày 18/7, bão trên vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng

Dự báo thời tiết 17/7: Miền Bắc ngày nắng gắt, từ đêm bắt đầu mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc và Trung Bộ vẫn nắng nóng đến gay gắt vào ban ngày; nhưng từ đêm, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 1, sẽ có mưa to đến rất to.

Bão số 1 tăng cấp, hướng vào Bắc Bộ

Bão số 1 tăng thêm một cấp so với hôm qua. Dự báo bão di chuyển với tốc độ 10-15km/h và sẽ tiếp tục tăng cấp.

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, 2 kịch bản khi mạnh lên thành bão

Trong chiều nay, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão số 1.

Dự báo thời tiết 14/7: Nắng nóng miền Bắc còn gay gắt, từ chiều tối mưa dồn dập

Dự báo thời tiết ngày 14/7, nắng nóng giảm dần ở miền Bắc, từ chiều tối có mưa giông diện rộng. Riêng Trung Bộ còn nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa liên tiếp vào chiều tối.

Miền Bắc sắp mưa lớn, có thể kèm gió giật mạnh sau chuỗi ngày nắng nóng

Mưa bắt đầu xuất hiện ở vùng núi miền Bắc sau đó mở rộng ra toàn khu vực với lượng lớn đến 150mm. Sau chuỗi ngày nắng nóng ròng rã, trong cơn mưa đề phòng giông, lốc và gió giật mạnh.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng hầm hập rồi mưa mát vào cuối tuần

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, trong 1-2 ngày đầu, nắng nóng hầm hập tiếp diễn. Đợt nắng nóng này sẽ kết thúc vào cuối tuần, từ 15/7 trời mát và có lúc có mưa.

Thời tiết Hà Nội 12/7: Nắng nóng cao điểm nhất cả đợt, vượt ngưỡng 38 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội 12/7, nắng nóng đến gay gắt tiếp diễn với nền nhiệt ở mức cao điểm, vượt ngưỡng 38 độ; ban đêm ít khả năng xảy ra mưa giông.

Đang cập nhật dữ liệu !