Thanh bảo kiếm tặng Bộ đội Phật

Thanh bảo kiếm là vật báu quốc gia. Tôi để ý, hình như đó là lần duy nhất bạn Lào tặng bảo kiếm cho bạn bè. Bảo kiếm tượng trưng cho tinh thần thượng võ của nhân dân các bộ tộc Lào.

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào đã dành cho phóng viên Báo QĐND Online một cuộc trò chuyện nhiều ý nghĩa về tình cảm đặc biệt mà nhân dân Lào dành cho Quân tình nguyện Việt Nam. Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào (30-10-1949/30-10-2014); 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/22-12-2014), xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc trò chuyện do HỒNG HẢI (thực hiện)


Phóng viên:
Thưa Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, hình ảnh đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon, Tổng chỉ huy Quân đội Lào tặng Thiếu tướng thanh bảo kiếm của nhân dân các bộ tộc Lào có ý nghĩa như thế nào?

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương: Tấm hình này (ông chỉ tay lên tấm hình rất lớn, treo giữa phòng làm việc - PV), được chụp năm 1975, sau ngày cách mạng Lào giành toàn thắng. Đó là hôm Đảng, Chính phủ, Quân đội Lào tổ chức tiễn đoàn chuyên gia chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ trở về nước. Hôm đó, Trung ương Đảng bạn tổ chức rất trọng thể và gửi tặng Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam lá cờ ghi dòng chữ “Bạn chiến đấu cùng chiến hào”. Anh Khăm-tày Xi-phăn-đon thay mặt Quân đội Lào tặng tôi thanh bảo kiếm. Tôi nghĩ, đó là những món quà quý giá mà Đảng, Nhà nước và Quân đội Lào đã dành cho anh em chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, tô thắm thêm mối tình hữu nghị đặc biệt Lào-Việt. Phải nói đây là quan hệ hữu nghị đặc biệt, như đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã khẳng định là “mãi mãi vững bền, mãi mãi trong sáng như viên ngọc quý, vì nó là kết tinh của nghĩa, của tình, của bao công sức, tâm trí và xương máu của hai dân tộc”…

Thanh bảo kiếm là vật báu quốc gia. Tôi để ý, hình như đó là lần duy nhất bạn Lào tặng bảo kiếm cho bạn bè. Bảo kiếm tượng trưng cho tinh thần thượng võ của nhân dân các bộ tộc Lào. Khi nhận thanh bảo kiếm của bạn, nghĩ lại những năm tháng sát cánh, kề vai với bạn chiến đấu chống kẻ thù chung, tôi và đồng đội vô cùng tự hào đã thực hiện lời Bác Hồ dạy: “Phải biết yêu thương sông núi, cỏ cây, nhân dân Lào như yêu thương chính cỏ cây, sông núi, nhân dân, Tổ quốc Việt Nam”... Chủ tịch Xu-pha-nu-vông đã viết về tình anh em Lào-Việt, trong đó có câu: “Cao hơn đỉnh núi, dài hơn dòng sông/Rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm/Thơm hơn hương của đóa hoa thơm ngát…”. Còn đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon đã có lần nói với tôi: “May buồm co, pho huổm xược”, nghĩa là “Tre chung bụi, đay chung dây”.

Tóm lại, thanh bảo kiếm mà Quân đội Lào tặng Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp Lào là vật chứng về quan hệ đặc biệt giữa hai quân đội. Vật chứng cho lòng tin, sự biết ơn của quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào dành cho người bạn Việt Nam đặc biệt tin cậy, thủy chung của mình, đã từng tận tụy hy sinh hết lòng vì nhau.

Thanh bảo kiếm tặng Bộ đội Phật - ảnh 1

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương (thứ nhất, bên trái) tặng đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon (thứ 2, từ trái sang) tấm ảnh chụp hai người trong buổi chia tay năm 1975. (Ảnh nhân vật cung cấp).

PV: Được biết trong thời kỳ Quân tình nguyện Việt Nam hoạt động ở Lào, nhân dân Lào gọi bộ đội Việt Nam  là Bộ đội Phật. Đồng chí có thể cho biết danh xưng này xuất hiện từ bao giờ và trong hoàn cảnh nào ?

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương: Ngay từ năm 1949, khi Quân tình nguyện Việt Nam sang giúp Lào cùng chiến đấu chống kẻ thù chung thì danh xưng Bộ đội Phật đã xuất hiện. Đến khoảng những năm 1954 trở đi thì danh xưng này trở nên phổ biến trên nước bạn. Lào là đất nước thấm nhuần giáo lý đạo Phật. Nhân dân Lào thấy bộ đội Việt Nam rất hiền lành, luôn dũng cảm hy sinh, che chở cho bạn, rất tốt với bạn nên đã gọi như vậy. Khi tôi sang làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện, còn thấy người dân bạn gọi bộ đội ta là “ái noọng Việt”, nghĩa là “Bộ đội Việt là người con ưu tú của Lào”. Tiếp xúc với anh em trí thức của Lào, bạn nói đây là những người cùng một dòng máu - xdòng máu chính trị, như ruột thịt trong nhà

Để được nhân dân Lào yêu quý như thế, bên cạnh bản chất truyền thống, lý tưởng chiến đấu cao đẹp, trong sáng, Quân tình nguyện đã coi trọng “ba cùng” khi làm nhiệm vụ. Hễ rời tay súng chiến đấu, là bộ đội Việt “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân bạn. Tôi nhớ nhất kỷ niệm bộ đội ta đi vận động người Mông ở Lào từ bỏ tập tục chấm xôi, thịt vào miệng người chết, khi miếng xôi, thịt rơi xuống thì người viếng phải cầm lên ăn để thể hiện tình cảm tiếc thương. Bộ đội Việt Nam đến làm công tác vận động người dân từ bỏ hủ tục, phải kiên nhẫn, khéo léo. Thậm chí lúc đầu để người dân Lào tin tưởng, bộ đội tình nguyện cũng chấp nhận các hủ tục đó, cũng làm như họ để bà con công nhận bộ đội là người bản mình. Người dân có tin thì công tác vận động mới hiệu quả.

Ở Lào, mỗi gia đình thường có một phòng riêng cho phụ nữ, đó là khu vực người ngoài bất khả xâm phạm. Vậy mà khi địch đến lùng sục, người dân Lào đã đem bộ đội Việt Nam vào đó che giấu. Đó là sự tin cậy, quý mến đến mức đặc biệt, vượt qua mọi tập tục của văn hóa nước bạn.

Thanh bảo kiếm tặng Bộ đội Phật - ảnh 2

Đoàn đại biểu cựu chiến binh Quân tình nguyện Việt Nam thăm Lào năm 2013. (Ảnh nhân vật cung cấp)

PV: Là người chỉ huy gắn bó với chiến trường Lào, hẳn đồng chí có nhiều kỷ niệm sâu sắc về tình cảm của lãnh đạo và người dân nước bạn?

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương: Tôi làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, rồi Trưởng đoàn chuyên gia, nên tiếp xúc trực tiếp với người dân không nhiều như anh em ở các đơn vị. Tuy nhiên, kỷ niệm với bạn thì rất nhiều. Tôi nhớ là sau chiến dịch Mường Sủi, liên minh chiến đấu giữa ta và bạn giành thắng lợi lớn. Tháng 9-1969, tôi được Quân ủy Trung ương điều về làm Cục trưởng Cục Cán bộ được đúng 3 ngày thì Mỹ và quân ngụy Lào cùng bọn phỉ Vàng Pao huy động tổng lực mở Chiến dịch Cù Kiệt hòng “rửa hận” cho những thất bại liên tiếp của chúng ở Thượng Lào. Thế là, tôi nhận lệnh trở lại Tây Bắc để phối hợp với bạn mở chiến dịch lớn, đập tan cuộc hành quân lấn chiếm Cánh Đồng Chum của địch.

Lúc đó bộ đội ta vừa rút về nước hồi tháng 7, lương thực, đạn dược dự trữ ở chiến trường đều vô cùng thiếu thốn. Lực lượng quân tình nguyện bám trụ lại chiến trường đói ăn đã hơn một tuần. Anh em bị kiết lỵ, phù thũng mà vẫn dìu nhau hành quân. Địch gây khó cho ta bằng cách tàn sát, đốt phá, cướp sạch mọi thứ trong dân. Nhưng quân tình nguyện vẫn dìu dắt nhân dân Lào vượt vòng vây, sẵn sàng chia sẻ từng bát gạo, củ rừng.

Một ngày trung tuần tháng 9-1969, sau khi Đảng ủy, Bộ tư lệnh chiến dịch hạ quyết tâm xong, tôi và anh Vũ Lập, Tư lệnh chiến dịch sang gặp Bộ chỉ huy của bạn để thống nhất kế hoạch. Biết đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon đang chờ, chúng tôi muốn có một món quà gì đó tặng bạn nhưng lúc đó không có cái gì trong tay. Dọc đường, đi qua một khu rừng ổi và ớt, tôi và anh Lập nảy ra ý hái một ít quả ổi, ớt chín đem biếu bạn. Khi đến nơi, gặp đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon, đồng chí cũng đem ra 5 quả ổi rất to và nói, chúng tôi chẳng có gì đãi các anh, vừa vào rừng hái được ít ổi. Chúng tôi ôm nhau, rơm rớm nước mắt vì món quà trùng hợp. Hình ảnh này in sâu đậm mãi trong lòng tôi, thực sự là hình ảnh ruột thịt trong cuộc đời chiến đấu của tôi.

Thanh bảo kiếm tặng Bộ đội Phật - ảnh 3

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương (đứng giữa) được thanh niên tình nguyện Lào đưa đi thăm lại chiến trường xưa ở Nậm Bạc. (Ảnh nhân vật cung cấp)

PV: Thật là một món quà đặc biệt ! Tình cảm hữu nghị Việt-Lào đặc biệt như vậy, theo đồng chí, hiện nay chúng ta phải làm gì để giữ gìn và phát huy tình cảm trong sáng đó?

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương: Năm 2013, Trung ương Đảng bạn mời Đoàn đại biểu Quân tình nguyện Việt Nam sang thăm lại chiến trường xưa. Tôi sang Nậm Bạc (Lào), gặp một bà lão đã 105 tuổi, trước đây đã từng nuôi dưỡng bộ đội tình nguyện. Cụ nói với tôi, các con phải năng lui tới với Lào, chớ bây giờ tuổi trẻ nhiều đứa không biết hai dân tộc ngày xưa đã từng gắn bó keo sơn thế nào. Đừng để thế hệ trẻ bây giờ nghe chuyện ông cha đoàn kết chiến đấu trước đây như là chuyện cổ tích, chuyện xa xưa.

Năm ngoái, Bộ Chính trị hai nước đã tổng kết và thống nhất nhận định, quan hệ hữu nghị Việt-Lào là một vấn đề có tính quy luật cho sự trường tồn, phát triển của hai nước. Một quan hệ đặc biệt, thủy chung, bền chặt, sắt son, hy sinh nhiều xương máu vì nhau, lấy thân mình che chở cho nhau. Đó là nhân sinh quan cách mạng tuyệt đẹp, một kỳ quan về quan hệ quốc tế. Ý nghĩa của tình cảm đó, không chỉ trong kháng chiến vệ quốc trước đây, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn xây dựng, phát triển ngày nay. Đồng chí Xa Mản, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa của Trung ương Đảng bạn, nói với tôi: Thế hệ chung một chiến hào chúng ta lần lượt nghỉ hưu, thậm chí nhiều đồng chí đã về với tổ tiên. Vì vậy, điều tôi lo ngại là lớp trẻ sau này không hiểu hết truyền thống đoàn kết chiến đấu đặc biệt của cha ông, quan hệ hữu nghị Lào- Việt sẽ không giống trước. Vì vậy, trước hết chúng ta cần giáo dục con cháu giữ mối quan hệ thật tốt với nhau. Tôi cũng nghĩ đó là việc phải coi trọng hiện nay. Trước tiên là giáo dục cho nhân dân hai nước thấy tầm quan trọng của quan hệ hai bên, hiểu thật sâu kết luận của hai Bộ Chính trị, nhất là giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề của cuộc sống hiện đại, phải giúp các cháu có nhận thức đầy đủ về quan hệ đặc biệt này.

Việc thứ hai, là cả hai nước phải nâng cao cảnh giác, không mắc mưu ly gián của thế lực phản động, thù địch. Hai bên phải cùng chống quan điểm xuyên tạc về quan hệ Việt-Lào. Vì hiện vẫn có những thế lực kích động, âm mưu làm xấu đi quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Trong quan hệ hợp tác phát triển kinh tế hiện nay, phải chú ý khai thác tiềm năng của hai bên. Ví dụ, về nông nghiệp, Lào có nhiều tiềm năng hợp tác. Xây dựng cơ sở hạ tầng thì bạn rất cần, nhưng khi ta sang hợp tác làm ăn, phải quan tâm đến nông thôn, nông dân Lào, nhất là vùng sâu, vùng xa còn rất nghèo khổ. Làm thế nào để kinh tế luôn gắn liền an sinh xã hội, không kinh tế đơn thuần. Là người bạn chân thành, chúng ta không chỉ hợp tác để thu lợi, mà phải chú ý làm an sinh xã hội cho bạn. Doanh nghiệp nào đến hợp tác kinh tế với bạn phải sử dụng lao động địa phương, gắn liền với nâng cao dân trí, nâng cao trình độ tay nghề người lao động. Như ở Việt Nam ta vẫn nói, giúp đồng bào thì phải giúp cần câu chứ không chỉ giúp con cá, giúp bạn cũng phải như thế. Trong hợp tác phải tạo cho bạn sự phát triển chủ động, tự chủ. Nhiều người nói với tôi, đây là việc rất khó, nhưng nên nhớ ngày trước, đến tính mạng chúng ta còn chẳng tiếc, thì nay khó khăn một chút cũng chưa thấm gì. Tôi muốn nhấn mạnh là các doanh nghiệp Việt Nam khi sang Lào hợp tác cần tuyệt đối tránh tư duy làm ăn đơn thuần, chỉ chú trọng lợi nhuận.

Đó là mong muốn thiết tha, cháy bỏng nhất mà thế hệ Quân tình nguyện chúng tôi gửi gắm thế hệ trẻ của hai nước.

PV: Xin cảm ơn Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương!

BTV

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !