Thần đồng thành công nhất nhì Việt Nam: Vang danh thế giới, hàng chục năm sau dẫn dắt nhiều học sinh toả sáng

Hiện tại thần đồng này là tên tuổi lớn trong làng Toán học Việt Nam.

Việt Nam từng có 1 thần đồng Toán học lừng lẫy

Nhiều năm về trước, làng Toán học Việt Nam từng có một tên tuổi lẫy lừng, giúp đất nước giành được vinh quang trên đấu trường quốc tế. Đó không phải ai xa lạ mà chính là thầy giáo Lê Bá Khánh Trình - một người con của xứ Huế. 

Thầy Lê Bá Khánh Trình sinh năm 1963 ở Huế, trong một gia đình có 6 anh chị em. Bố ông là giảng viên trường Đại học Y, mẹ là giáo viên cấp 2. Năm 1979 khi đang là học sinh tại lớp chuyên Toán trường Quốc học Huế, Lê Bá Khánh Trình là một trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia Olympic Toán quốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO) ở London, Anh. IMO là một kì thi Toán học cấp quốc tế hàng năm dành cho học sinh trung học phổ thông.

Mỗi bài thi IMO bao gồm 6 bài toán, mỗi bài tương đương tối đa là 7 điểm, có nghĩa là thí sinh có thể đạt tối đa 42 điểm cho 6 bài. 6 bài toán này sẽ được giải trong 2 ngày liên tiếp, mỗi ngày thí sinh giải 3 bài trong thời gian 270 phút. Các bài toán được lựa chọn trong các vấn đề toán học sơ cấp, bao gồm 4 lĩnh vực hình học, số học, đại số và tổ hợp.

Đây có lẽ là thần đồng thành công nhất nhì Việt Nam: Vang danh thế giới, hàng chục năm sau tiếp tục dẫn dắt nhiều học sinh toả sáng - Ảnh 1.

Thầy Lê Bá Khánh Trình (ở giữa) khi đi thi IMO năm 1979.

Trong kỳ thi danh giá này, Lê Bá Khánh Trình làm rạng danh Việt Nam khi giành điểm tuyệt đối 40/40. Cùng với huy chương vàng, Khánh Trình nhận thêm giải đặc biệt dành cho thí sinh có lời giải đẹp nhất. Trong các mùa IMO, ông vẫn là thí sinh Việt Nam duy nhất có được thành tích này. Cũng vì vậy mà Lê Bá Khánh Trình được mệnh danh là "cậu bé vàng của Toán học Việt Nam".

Nhờ thành tích xuất sắc này mà Lê Bá Khánh Trình sau đó được tuyển thẳng vào khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva. Tại đây, ông làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar - Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Bốn năm sau, Lê Bá Khánh Trình bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và trở về nước. Sau đó ông làm giảng viên khoa Toán - Tin, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM. Ngoài ra, ông còn giảng dạy cho học sinh Phổ thông năng khiếu.

Đây có lẽ là thần đồng thành công nhất nhì Việt Nam: Vang danh thế giới, hàng chục năm sau tiếp tục dẫn dắt nhiều học sinh toả sáng - Ảnh 2.

2. Là người dẫn dắt nhiều lứa học sinh đạt huy chương trên đấu trường quốc tế

Những năm gần đây, thầy Lê Bá Khánh Trình tham gia tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi IMO. Bên cạnh đó, thầy cũng tham gia huấn luyện cho đội tuyển IMO của Saudi Arabia từ năm 2015.

Trong một lần chia sẻ với báo chí, thầy Trình cho biết mỗi lần đưa đội tuyển đi thi IMO, thầy đều hồi hộp. Bản thân thầy luôn đứng ở cương vị của mình 41 năm trước để hiểu những thành viên trong đội tuyển cần gì và tự nhủ trong lòng phải cố gắng tạo điều kiện để các thành viên đội tuyển thấy học và sống với đam mê thật thoải mái vui vẻ, chứ không nặng nề. Những thành viên trong đội tuyển dù học ở trường nào, đến từ địa phương nào cũng nhận được sự giúp đỡ từ thầy như nhau.

Đây có lẽ là thần đồng thành công nhất nhì Việt Nam: Vang danh thế giới, hàng chục năm sau tiếp tục dẫn dắt nhiều học sinh toả sáng - Ảnh 3.

Những năm gần đây, thầy Trình dẫn dắt đội tuyển IMO Việt Nam đi thi quốc tế. 

Năm 2021, thầy Trình tiếp tục dẫn đoàn Việt Nam tham dự IMO. Kết quả xếp toàn đoàn, Việt Nam xếp thứ 14, tốt hơn so với thành tích của năm ngoái (17). Trong đó, em Đỗ Bách Khoa, học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, xuất sắc giành huy chương vàng. Hai em đoạt huy chương bạc là Đinh Vũ Tùng Lâm, Trương Tuấn Nghĩa, học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Huy chương đồng thuộc về em Phan Hữu An (trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), Phan Huỳnh Tuấn Kiệt (trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) và Vũ Ngọc Bình (trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc).

Cô bé từng gây sốt vì 10 tuổi đã vào đại học nhưng tình trạng hiện tại khiến ai cũng xót xa, sốc nhất là sự thật sau danh

Cô bé từng gây sốt vì 10 tuổi đã vào đại học nhưng tình trạng hiện tại khiến ai cũng xót xa, sốc nhất là sự thật sau danh "thần đồng"

13 tuổi đã tốt nghiệp đại học, cô bé được nhiều người xưng tụng là thần đồng nhưng sự thật bẽ bàng sau đó khiến ai cũng sốc.

Theo phapluat.suckhoedoisong.vn

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !