Thăm chứng tích lịch sử nơi Bác Hồ chỉ huy 'con đường đánh Nhật, Tây'
Nằm ở xã Trường Bản (huyện Hà Quảng, Cao Bằng), khu di tích Pác Bó đã đi vào lịch sử của Cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. |
Từng là nơi Bác Hồ sống và làm việc khi vừa về nước, khu di tích Pác Bó vẫn còn lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử |
Khu di tích bao gồm: Nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó (tên địa phương có nghĩa là "đầu nguồn", hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài (đều trên núi Các Mác), suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành, v.v... |
Ngày 8/2/1941, khi về nước, Bác Hồđã sống và làm việc trong hang Cốc Bó và đặt tên dòng suối trước cửa hang là "suối Lê Nin" và ngọn núi có hang này là "núi Các Mác". |
Trước năm 1979hang Cốc Pó rộng khoảng 80m2, trước cửa hang có một con suối lớn chảy ngầm từ trong núi đá ra, nguồn của con suối là bên phía Bắc của ngọn núi này và thuộc lãnh thổ Trung Quốc. |
Lán Khuổi Nậm, nơi Bác Hồ sống và làm việc từ tháng 3/1941 đến tháng 5/1945. |
Đây cũng là nơi diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (diễn ra từ 10/5 đến 9/5/1941, dưới sự chủ toạ của Bác Hồ), quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, xây dựng căn cứ địa cách mạng, phát triển chiến tranh du kích, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước. |
Đường vào hang Cốc Bó, nơi Bác Hồ chuyển vào sống và làm việc từ sau những năm 1945, tại đây thể hiện quyết tâm và tầm nhìn cho chiến dịch giải phóng dân tộc. Sau khi cách mạng thành công, đến mùa Xuân năm Tân Sửu - 1961 khi có dịp trở lại nơi này, Người đã làm một bài thơ: "Hai mươi năm trước ở hang này/Đảng vạch con đường đánh Nhật Tây/Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu/Non sông gấm vóc có ngày nay". |
Siêu đun nước - vật dụng Bác Hồ vẫn sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày vẫn còn được lưu giữ tại hang Cốc Bó. |
Đầu nguồn suối Lê-Nin, nơi Bác Hồ thường làm thơ sau thời gian làm việc. |