Thái Nguyên: Phát triển bền vững thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên
Sau 3 năm triển khai thực hiện đề án Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020, ngành chè đã đạt được nhiều kết quả trong sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm.
Tính hết năm 2020, diện tích chè toàn tỉnh Thái Nguyên đạt hơn 22.400ha, sản lượng đạt trên 244.500 tấn năm (tăng bình quân 3,86%/năm).
Thái Nguyên phát triển bền vững thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên |
Giá trị sản phẩm thu được bình quân trên 1ha chè đạt 270 triệu đồng/ha, vượt 100 triệu đồng/ha so với chỉ tiêu đề án. Cùng với chú trọng chuyển đổi cơ cấu giống, các địa phương và bà con nông dân cũng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cải thiện bao bì mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, sản xuất chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu nhỏ lẻ, quy mô nông hộ, chưa hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung; diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ còn ít; thiếu liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè; sản phẩm chè Thái Nguyên chủ yếu tiêu thụ nội địa, chưa vươn tới các thị trường quốc tế đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng…
Để phát triển thương hiệu sản phẩm chè Thái Nguyên trong thời gian tới, nhiều ý kiến cho rằng Thái Nguyên cần tiếp tục mở rộng diện tích và chuyển đổi cơ cấu giống chè; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến chè; chú trọng liên kết trong sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chè…
Ngày nay, thông qua các Festival Trà Thái Nguyên cây, người ta đã tôn vinh cây chè, các sản phẩm và văn hóa Trà. Từ đó, âng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè Thái Nguyên và sản phẩm trà, tiếp tục khẳng định thương hiệu “Đệ nhất danh trà”.
PV