Thạch Thành (Thanh Hóa): Nông dân đổi đời nhờ phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Những năm gần đây, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nhất … góp phần quan trọng vào Chương trình mục tiêu uốc gia giảm nghèo bền vững.

Theo đó, để phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với công tác xóa đói, giảm nghèo, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 461/QĐ ngày 3/2/2016 về việc ban hành Đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Theo đó huyện ưu tiên các nguồn vốn của Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng một số dự án liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân và các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nông - lâm nghiệp.

Cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hình thức đầu tư kết hợp bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Tuyên truyền, vận động người dân tập trung phát triển sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả bền vững, đảm bảo môi trường an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

{keywords}
Nông dân xã Thành Hưng chăm sóc cây bí xanh.

 Điểm nhấn trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành chính là định hướng xây dựng vùng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Đồng thời, thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và vận động nhân dân phát triển diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay đã xây dựng, triển khai nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả kinh tế: Mô hình cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, với tổng diện tích hơn 800 ha trên địa bàn 7 xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Vinh, Thành Trực, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thành Tân; 15 cánh đồng lớn sản xuất lúa tập trung có tổng diện tích 1.223 ha trên địa bàn 15 xã và đưa giống lúa có năng suất, chất lượng vào sản xuất kết hợp sử dụng phân viên nén chậm tan.

Hiện nay, huyện đã lựa chọn và giao UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư thực hiện 119 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, gắn với chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển bền vững. khuyến khích, nhân rộng mô hình, diện tích sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tích tụ, tập trung đất đai gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Chú trọng phát triển chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn; liên kết với Công ty NewHope đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại gia công bảo đảm đầu ra, mang lại thu nhập cao; đồng thời, khuyến khích đầu tư chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, nhân rộng mô hình liên kết trồng rừng gỗ lớn, đủ điều kiện cấp chứng chỉ quản lý rừng FSC, bảo đảm các tiêu chí quy định phát triển rừng bền vững.

Để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, huyện đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh xây dựng, quảng bá thương hiệu, đối với một số sản phẩm chủ lực của địa phương. Huyện đã liên kết với Học viện Nông nghiệp Việt Nam khảo sát, phân tích thổ nhưỡng và phát triển vùng cây ăn quả có múi với tổng diện tích là 1.317ha.

Đến nay đã trồng mới được trên 500ha cam, bưởi, xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả có múi công nghệ cao, phục tráng cây đầu dòng cam Vân Du; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cam Vân Du để xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Diện tích cam, bưởi đã cho thu hoạch trên 300ha hàng năm với sản lượng 7.500 tấn, giá trị thu nhập trên 1ha cam, bưởi đạt trên 600 triệu đồng.

 Bên cạnh đó, huyện còn tích cực cơ cấu lại phương thức sản xuất chăn nuôi và đổi mới hệ thống giết mổ. Đã chấp thuận chủ trương đầu tư và khởi công xây dựng 3 dự án chăn nuôi lợn quy mô lớn như: Công ty Bình Sơn đầu tư khu trang trại chăn nuôi tại xã  Thạch Quảng, Công ty TNHH Dịch vụ và Chăn nuôi NewHope đầu tư dự án trang trại chăn nuôi tại xã Thạch Tượng... Đã xây dựng phương án và thực hiện cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC đối với sản phẩm lợi thế là cây rừng gỗ...

 Trong 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Thạch Thành giảm được 17,39%, từ 18,40% năm 2015 xuống còn 3,76% cuối năm 2019. Dự kiến cuối năm 2020 còn 1,01%. Bình quân mỗi năm giảm được 3,5%, vượt bình quân 0,5% so với Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thành lần thứ XXIV đề ra..

Thu Hiền

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !