Tên lửa X-51A thách thức chiến thuật phòng thủ truyền thống

Khoa học công nghệ quân sự luôn được thúc đẩy sự ra đời của các loại vũ khí mới, làm thay đổi phương thức chiến đấu. Tên lửa với tốc độ bay siêu thanh X-51A mang tính đột phá, sẽ dẫn đến chiến thuật chiến đấu mới-chiến tranh thần tốc.

Trong những năm 1990, Mỹ đã bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công nhanh chóng trên toàn cầu, mục đích là cho phép quân đội Mỹ trong vòng 1 giờ sử dụng vũ khí thông thường tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất.

Tên lửa X-51A thách thức chiến thuật phòng thủ truyền thống - ảnh 1
X-51A được gắn trên cánh của Pháo đài bay B-52

Quân đội Mỹ tin rằng trong vài năm tới, chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, thậm chí chỉ trong vài phút, Mỹ có thể tấn công những mục tiêu chính chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn (còn được gọi là "mục tiêu thời gian quan trọng”, chẳng hạn như tấn công một tên trùm khủng bố, buôn lậu vũ khí hạt nhân hoặc sinh học, tàu thuyền).

Vì vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nghiên cứu, phát triển nhiều loại vũ khí kỹ thuật cao có thể tấn công mục tiêu trên toàn thế giới trong khoảng thời gian rất ngắn, mà X-51A là một ví dụ điển hình. 

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) và Cơ quan thiết kế thuộc Sở nghiên cứu Quốc phòng cao cấp (DARPA) cùng hợp tác nghiên cứu X-51A, và tên lửa này được nhà sản xuất Boeing và Pratt Whitney cùng phối hợp chế tạo. X-51A được trang bị động cơ chạy bằng hydrocarbon JP-7, có tốc độ bay thiết kế lên đến Mach 6-6,5 (gấp từ 6 đến 6,5 lần tốc độ âm thanh)

Tên lửa X-51A thách thức chiến thuật phòng thủ truyền thống - ảnh 2
Máy bay B-52 sẽ đưa X-51A lên độ cao 15.000m-18.000m

Mục đích chính của kế hoạch này là: Thứ nhất, kiểm tra thử nghiệm động cơ mới. Động cơ này sử dụng nhiên liệu hydrocarbon, tốc độ của tên lửa có thể từ 4,5 Mach đến 6,5 Mach. Thứ hai là thu thập các số liệu thử nghiệm trên mặt đất và khi bay, tìm hiểu sâu thêm khả năng tồn tại của động cơ sử dụng siêu nhiên liệu này khi đang bay. Thứ ba, thông qua các chuyến bay thử nghiệm, xác nhận động cơ mới này có thể tạo ra đủ lực đẩy yêu cầu.

X-51A được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 5 năm 2010.Nó tách khỏi cách của Pháo đài bay B-52 từ độ cao 18.000m, tăng tốc trong thời gian ngắn và đạt tốc độ đáng kinh ngạc 5.600km/giờ. Nhưng trong chuyến bay này, X-51A gặp một số lỗi ky thuật như giảm tốc không bình thường, mất tín hiệu điều khiển từ xa.

Mặc dù thời gian bay không đáp ứng được sự mong đợi, và tốc độ bay Mach 4.88 không đạt được tốc độ dự kiến ​​ban đầu là Mach 6, nhưng nhóm thử nghiệm vẫn hài lòng với kết quả có được.

Ngày 13 tháng 6 năm 2011, X-51A có chuyến bay thứ hai. Lần này cửa nhiên liệu bị tắc, nó phải kết thúc hành trình rất sớm.

Chuyến thử nghiệm thứ ba của X-51A được thực hiện ngày 15 tháng 8 năm 2012. Trong lần thử nghiệm này, X-51A và tên lửa tăng cường của nó đã tách thành công khỏi cánh máy bay B-52 ở độ cao lên độ cao 15.000 m. Nhưng sau 16 giây, do một số trục trặc kỹ thuật, máy bay nhanh chóng mất kiểm soát và lao xuống Thái Bình Dương. 

Tên lửa X-51A thách thức chiến thuật phòng thủ truyền thống - ảnh 3
X-51A gắn trên cánh của B-52

Ngày 1/5/2013 vừa rồi, X-51A thực hiện chuyến bay thứ tư. Một máy bay ném bom loại B-52H mang theo X-51A cất cánh từ căn cứ không quân Edwards, California. Chiếc X-51A đã tách từ B-52 ở độ cao khoảng 15.000m, tạn dụng tên lửa tăng cường tăng  tốc lên 4,8 Mach trong vòng 26 giây, tiếp đó nó tận dụng động cơ để đạt tốc độ 5,1 Mach ở độ cao 18.300m. Sau khi đốt cháy nhiên liệu trong 4 phút, X-51A lao xuống  theo đúng kế hoạch.

Sau cuộc thử nghiệm thành công này, Mỹ đã thực hiện một bước đột phá lớn trong công nghệ tên lửa siêu tốc độ. Một số chuyên gia tin rằng, công nghệ này thực sự là công nghệ mang tính cách mạng. Nếu công nghệ mới này được sử dụng thành thục, cuộc chiến tấn công trên toàn cầu trong chớp mắt của Mỹ sẽ đạt được bước nhảy vọt quan trọng, đồng thời có ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống vũ khí, phương thức phòng thủ tấn công hiện nay.

Loại tên lửa này đạt được tốc độ 6000 km/giờ, nhanh hơn nhiều so với các tên lửa Tomahawk hiện nay, có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác trên khắp trái đất chỉ trong 1 giờ, làm lu mờ hệ thống phòng thủ truyền thống. Có thể sự ra đời của vũ khí siêu tốc độ này sẽ mở ra một công nghệ phòng thủ chiến thuật mới.

Hòa Phong

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !