Tên lửa tầm ngắn Trung Quốc có sức mạnh tương đương Iskander của Nga?

Nói về sự tương đồng giữa hai loại tên lửa, Thượng tướng Viktor Esin, cựu Tham mưu trưởng Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga cho biết, từ lâu Trung Quốc đã tận dụng những công nghệ mà họ đã vay mượn từ nước ngoài để tự phát triển vũ khí.
Tên lửa tầm ngắn Trung Quốc có sức mạnh tương đương Iskander của Nga? - ảnh 1

Tên lửa tầm ngắn Iskander của Nga

Một trang tin quân đội của Nga đã đăng tải những ảnh chụp một dàn phóng di dộng chở tên lửa đạn đạo tầm ngắn Dongfeng 12 (DF-12), dự kiến sẽ ra mắt tại thành phố Chu Hải (Trung Quốc) vào tuần tới.

Trang tin này cho biết, DF-12 có nhiều điểm tương đồng với tên lửa 9K720 Iskander của Nga. Tên lửa của Trung Quốc được cho là có tầm bắn vào khoảng 100 đến 280km, tuy nhiên trên thực tế có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 400km.

Tên lửa tầm ngắn Trung Quốc có sức mạnh tương đương Iskander của Nga? - ảnh 2

Ảnh chụp tên lửa DF-12 của Trung Quốc.

Thông số kỹ thuật của tên lửa hiện đang được giữ bí mật chặt chẽ, tuy nhiên chúng có thể sẽ được công bố tại Triển lãm Hàng không 2016 diễn ra tại thành phố Chu Hải (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) vào tuần tới. Khi được hỏi rằng liệu tên lửa này có ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Iskander hay không, các chuyên gia quân sự Nga nói rằng điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Nói về sự tương đồng giữa hai loại tên lửa, Thượng tướng Viktor Esin, cựu Tham mưu trưởng Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga cho biết, từ lâu Trung Quốc đã tận dụng những công nghệ mà họ đã vay mượn từ nước ngoài để tự phát triển vũ khí. Những quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ, cụ thể là Ukraine, đã hỗ trợ Trung Quốc rất nhiều trong việc này.

“Hiện có rất ít thông tin về DF-12, nhưng tôi không cho rằng nó là một phiên bản sao chép của Iskander. Thực tế về mặt kỹ thuật, bề ngoài nó giống như một phiên bản được cải tiến của tên lửa Tochka-U”, ông Esin nói.

“Tầm bắn của phiên bản xuất khẩu của tên lửa Trung Quốc được cho là 280km. Theo nguồn tin của tôi, sai số vòng tròn (CEP) của nó chưa đến 30m, điều này có nghĩa là tên lửa của nó có độ chính xác rất cao. Người vận hành phải có khả năng kiểm soát hướng bay của tên lửa sau khi được phóng đi, và Trung Quốc có hệ thống định vị qua vệ tinh BeiDou để làm việc này”, ông Esin nói.

Vị tướng Nga cũng nhấn mạnh rằng số tên lửa mà Trung Quốc đang có đã rất lớn. “Chúng bao gồm tên lửa DF-11 (có tầm bắn từ 300 đến 800km), DF-15 (tầm bắn 1.000km) và cả tên lửa DF-16. Theo thông tin mà tôi nhận được, Trung Quốc có ít nhất 300 tên lửa DF-11, 500 tên lửa DF-15 và khoảng 30 đến 50 tên lửa DF-16. Chúng đều có thể được trang bị đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân”, ông cho biết. Phần lớn trong số này được triển khai để đối phó với Ấn Độ và Đài Loan.

Nhà phân tích quân sự Alexander Khramchihin giải thích rằng, chiến lược của các hãng công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là phát triển tên lửa với số lượng lớn. “Mặc dù chất lượng có thể vẫn chưa thực sự hoàn hảo, song họ tin rằng với số lượng tên lửa của mình, nếu phóng hàng loạt thì một số có thể sẽ vượt qua hệ thống phòng vệ của đối phương và bắn trúng mục tiêu”, ông nói.

Khi được hỏi về vai trò của những công nghệ mà Trung Quốc đã vay mượn trong việc phát triển tên lửa, ông Khramchihin nói rằng về cơ bản, “tên lửa của Trung Quốc chủ yếu dựa trên công nghệ của Liên Xô, trong khi có rất ít công nghệ của phương Tây được áp dụng. Từ lâu họ đã sao chép công nghệ của nước khác, rồi dần dần biến chúng thành của mình”.

“Tên lửa chiến lược Trung Quốc đang được chú ý trên thị trường quốc tế, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông. Phiên bản xuất khẩu của tên lửa M20 có thể sẽ được nhiều nước mua lại”, ông Khramchihin nhận định.

Tên lửa tầm ngắn Trung Quốc có sức mạnh tương đương Iskander của Nga? - ảnh 3

Tên lửa Tochka của Nga.

Ông Vassily Kashin nói rằng, mọi thông tin về tên lửa DF-12 cho đến nay vẫn chỉ là những đồn đoán thiếu cơ sở. Tuy vậy ông tin rằng tên lửa này có thể là nền tảng để Trung Quốc có thể chế tạo nhiều loại vũ khí trong tương lai.

“Trung Quốc có ngành công nghiệp chế tạo tên lửa rất phát triển, bởi họ coi việc phát triển tên lửa là một trong những ưu tiên hàng đầu. Vũ khí của họ đều có giá trị xuất khẩu rất lớn”, ông Kashin cho biết.
Anh Tuấn (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !