Tên lửa S-300 buộc Mỹ phải xét lại chiến lược ở Syria

Mỹ buộc phải xem xét lại chiến lược của mình tại Syria liên quan tới động thái triển khai các hệ thống phòng không tân tiến của Nga trên lãnh thổ quốc gia Trung Đông này.
Tên lửa S-300 buộc Mỹ phải xét lại chiến lược ở Syria - ảnh 1

Chiến đấu cơ Su-34 của Nga tham chiến chống IS ở Syria

Tờ Washington Post (WP) dẫn nhận định của các quan chức Lầu Năm Góc cho biết Mỹ buộc phải xem xét lại chiến lược của mình tại Syria liên quan tới động thái triển khai các hệ thống phòng không tân tiến của Nga trên lãnh thổ quốc gia Trung Đông này.

“Việc hoàn thành triển khai các hệ thống phòng không của Nga trên lãnh thổ Syria trong tháng này khiến quyết định gần đây của Washington về việc tiến hành không kích vào các vị trí của quân chính phủ Syria càng ít khả năng thành công hơn so với những năm vừa qua” – bài báo viết.

 Hơn 2 năm qua Syria đã “âm thầm đồng ý” với những vụ không kích của Mỹ nhằm vào lãnh thổ do “Nhà nước Hồi giáo IS” tự xưng chiếm đóng tại quốc gia này. Mùa thu năm ngoái Moscow và Washington cũng đã nhất trí để đảm bảo rằng các máy bay Nga và Mỹ hoạt động trên không phận Syria sẽ duy trì ở khoảng cách xa nhau, tránh va chạm trên không.

Tuy nhiên chiến dịch tấn công Aleppo hiện tại của quân đội Syria dưới sự hỗ trợ của Không quân Nga cùng với sự thiếu vắng những tiến bộ về mặt ngoại giao trong việc giải quyết xung đột tại Syria buộc chính quyền Mỹ phải “xem xét lại phương thức hoạt động của mình” ở đây, bao gồm cả hoạt động không kích và các lực lượng của ông Bashar al-Assad.

Đầu tháng 10/2016 Moscow công bố quyết định triển khai các hệ thống phòng không tân tiến S-300 và S-400 trên lãnh thổ Syria.

Tên lửa S-300 buộc Mỹ phải xét lại chiến lược ở Syria - ảnh 2

Hệ thống tên lửa S-400 của Nga

WP cũng lưu ý rằng, hệ thống S-300 và S-400 của Nga có khả năng bắn hạ các máy bay và tên lửa hành trình từ khoảng cách 400 km tới bất kỳ hướng nào – có nghĩa là bao trùm hầu hết lãnh thổ Syria và 1 phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Jordan và phía đông biển Địa Trung Hải.

Một số chuyên gia quân sự Mỹ hiện đang tranh luận về hiệu quả của các hệ thống phòng không Nga, nhưng tất cả đều nhất trí rằng, bản thân sự kiện Nga triển khai các hệ thống này tại Syria đã gây lo ngại cho Washington.

“Chúng tôi không cho rằng bất kỳ chiến đấu cơ nào của chúng tôi cũng có thể đối phó được với S-300” – một quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc nhấn mạnh.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ trong tình hình hiện nay bất kỳ nỗ lực tấn công nào của Mỹ nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự của chính phủ Syria đều gây ra cuộc đụng độ giữa 2 siêu cường (Nga và Mỹ), dẫn tới cuộc đối đầu quân sự của 2 nước.

Hôm thứ Ba (ngày 18/10) Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, các chiến đấu cơ của Không quân Nga và Syria đã ngừng ném bom tại Aleppo.

Động thái này nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tạm ngừng chiến đấu để mở các hành lang nhân đạo cho dân thường và phiến quân đầu hàng chính phủ sơ tán khỏi thành phố, dự kiến bắt đầu vào thứ Năm (ngày 20/10) tới.

Đức Dũng (lược dịch)

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Đang cập nhật dữ liệu !