Tên lửa lạc hậu bất ngờ “khủng khiếp” hơn dưới tay Triều Tiên
Trước lần phóng tên lửa diễn ra vào ngày 15/9, Triều Tiên đã từng phóng ba quả tên lửa liên tiếp về phía Biển Nhật Bản, và sau đó vài ngày lại tiếp tục phóng một quả tên lửa đạn đạo tầm trung qua lãnh thổ Nhật Bản.
![]() |
Tên lửa Hwasong-14 được Triều Tiên phóng thử nghiệm. |
Mặc dù các nguồn tin tình báo ban đầu sau các cuộc thử nghiệm đã cho ra những báo cáo kết luận khác nhau về ba quả tên lửa mà Triều Tiên phóng cùng một ngày, song giờ đây Mỹ tin rằng Triều Tiên đã thử một phiên bản mới của một trong những tên lửa lâu đời nhất mà họ đang có.
Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ khu vực Thái Bình Dương ban đầu nói rằng cả ba quả tên lửa của Triều Tiên đều không được phóng đi thành công, nhưng sau đó họ đã sửa lại tuyên bố của mình rằng chỉ có một trong ba quả đã phát nổ khi đang bay. Theo các nguồn tin trong chính phủ Mỹ, loại tên lửa mà Triều Tiên đã phóng đi mang tên KN-21, một phiên bản của tên lửa tầm ngắn Scud-B của Liên Xô.
Tên lửa Scud-B (tên gọi ở Triều Tiên là Hwasong-5) được cho là tên lửa đạn đạo đầu tiên mà Triều Tiên sở hữu. Nó được cung cấp cho nước này trong thập niên 1970 và Triều Tiên mới đây đã thử nghiệm một phiên bản cải tiến của tên lửa này mang tên KN-18 vào tháng 5 vừa qua.
KN-18 đã xuất hiện lần đầu tiên trong một cuộc diễu binh diễn ra vào tháng 4 năm nay, và sau đó Triều Tiên đã phóng thành công loại tên lửa này một tháng sau đó. Báo cáo ban đầu tin rằng loại tên lửa này là một tên lửa chống hạm, song sau đó người ta phát hiện ra rằng chúng đều không chính xác.
Rất nhiều sự chú ý đã được đặt vào các loại tên lửa tầm xa của Triều Tiên, ví dụ như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 có khả năng tấn công phần lớn lãnh thổ nước Mỹ và có thể mang theo đầu đạn nhiệt hạch mà nước này đã thử nghiệm vào đầu tháng này. Tuy nhiên, Triều Tiên cũng đang gấp rút biến các tên lửa đã cũ của họ trở thành những loại vũ khí hiện đại.
Cụ thể, tên lửa Triều Tiên giờ đây được cho là có thể vượt qua hệ thống tên lửa phóng không của đối phương, ví dụ như các hệ thống đánh chặn ở Hàn Quốc, và tấn công chính xác mục tiêu. Sau khi KN-18 được phóng thử nghiệm vào tháng 5, Triều Tiên tuyên bố rằng nó chỉ lệch mục tiêu đã định khoảng 7m, mặc dù tuyên bố này vẫn chưa được kiểm chứng.
Trong trường hợp xung đột xảy ra, Triều Tiên có thể sẽ dùng tên lửa đạn đạo tầm ngắn để tấn công vào các căn cứ quân sự của Hàn Quốc bằng các đầu đạn thường hoặc hạt nhân.