“Tên lửa của Putin” sắp tới Iran khiến phương Tây lo sợ?

Truyền thông Đức nhận định, việc hệ thống phòng không tối tân nhất thế giới, S-300 của Nga, sắp đến Iran đã trở thành tin tức khiến phương Tây và NATO khiếp sợ.

Theo tạp chí Stern của Đức, lý do đầu tiên phải kể đến là việc S-300 sẽ khiến các cuộc tấn công vào những cơ sở ở Iran trở thành điều không thể, ngoài ra nó sẽ giúp tạo ra thêm nhiều vùng “cấm bay” trên bản đồ.

“Nga sẽ đưa hệ thống tên lửa phòng không S-300 tới Iran ngay khi nước này hoàn tất mọi khoản tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt kỷ nguyên của các cuộc không kích tự do” , tạp chí Stern khẳng định.

Hệ thống tên lửa đất đối không S - 300 (NATO gọi là SA-10 Grumble) là một vũ khí phòng vệ chống lại máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo với tầm bắn lên tới 200 km, có khả năng nhắm bắn nhiều mục tiêu và hạ một chiến đấu cơ ở độ cao 20 km. Thêm vào đó, với nhiều nâng cấp cho radar, S-300 có thể phát hiện các tên lửa ở độ cao lên đến 1.000 m với vận tốc 10.000 km/h và tầm phát hiện mục tiêu 300 km đối với tên lửa hành trình. Tỷ lệ chính xác của S-300 lên đến 93%.

Với  phạm vi hoạt động và khả năng của S-300, Iran có thể tăng cường năng lực phòng không của mình vượt khỏi phạm vi biên giới, đồng thời nâng cao khả năng tấn công Israel và hầu hết các quốc gia không sở hữu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 (máy bay tàng hình).

“Tên lửa của Putin” sắp tới Iran khiến phương Tây lo sợ? - ảnh 1

Vũ khí Nga sắp triển khai tới Iran khiến phương Tây và NATO lo sợ.

Stern cho rằng, việc triển khai một hệ thống như vậy sẽ khiến cho các cuộc tấn công vào những cơ sở độc lập ở Iran là không thể, tương tự các hoạt động quân sự chống lại Tehran cũng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém.

Do đây là một hệ thống di dộng nên Mỹ sẽ gặp khó khăn khi xác định mục tiêu trong khi các máy bay không có khả năng tàng hình sẽ không thể hoạt động một cách an toàn ở đất nước này. “Các tên lửa của Putin sẽ tạo ra những vùng “không thể xâm nhập” trên bản đồ, khiến các cỗ máy quân sự phương Tây trở nên kém tác dụng”, Ster khẳng định.

Những mối lo ngại tương tự đã được Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow đưa ra tại Hội nghị An ninh Munich. “Điều khiến chúng tôi lo ngại nhất là chiến lược chống xâm nhập A2/AD hay hệ thống tên lửa Bastion mà Nga đang xây dựng ở phía Bắc Murmansk, bán đảo Kola, ở Kaliningrad và Biển Đen, cũng như những nguy  cơ hiện hữu ở phía Đông Trung Đông. Chúng tôi có những chiến lược và phương tiện để chống lại nhưng nó đòi hỏi thêm nhiều sự đầu tư ở các khu vực của NATO”, ông Vershbow trả lời phỏng vấn Defense News.

Tất cả những lo ngại trên, theo tạp chí Stern, có nghĩa là kỷ nguyên mà Mỹ có thể dễ dàng thực hiện các hành động quân sự của mình mà không gặp phải bất kỳ sự đối đầu nào, đã hoàn toàn chấm dứt.

Tuy nhiên, việc S-300 tới Iran mới chỉ là khởi đầu. Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan đã tới Moscow trong hai ngày 15 và 16/2, theo đó, Tehran cho biết nước này đã sẵn sàng nhập khẩu các vũ khí của Nga lên tới 8 tỷ USD.

Iran đang rất hứng thú với việc Nga hỗ trợ nước này tạo ra một hệ thống phòng không nâng cấp bao gồm các yếu tố tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Một hệ thống như vậy có thể được xây dựng dựa trên các công nghệ của Nga. Một trong những phần chính của bản hợp đồng vũ khí giữa hai nước sẽ là tiêm kích đa nhiệm Su-30SM Flanker.

Hai nước cũng đang đàm phán về các loại nhiều loại vũ khí và phần cứng quân sự, bao gồm bệ phóng tên lửa bờ biển Bastion, cùng các tên lửa chống hạm Yakhont, chiến đấu cơ Yak-130, trực thăng Mi-8/17 cũng như tàu ngậm điện-diesel, khinh hạm và xe tăng T-90.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !