Tên lửa chống tăng mới của Nga có thể bắn hạ cả trực thăng, tàu chiến

Tổ hợp tên lửa chống tăng mới nhất của Nga có khả năng hủy diệt các mục tiêu như xe tăng, công sự, máy bay trực thăng, và các hạm tàu trong phạm vi tác chiến lên tới 100 km.
Tên lửa chống tăng mới của Nga có thể bắn hạ cả trực thăng, tàu chiến - ảnh 1

Tên lửa Kornet gắn trên Kamaz

Tên lửa Kornet đối đầu Javelin   

Trong tác chiến, chỉ huy binh chủng thống nhất có vô số việc phải lo, đặc biệt là các mục tiêu nhỏ, cơ động và được bảo vệ tốt như xe tăng và pháo tự hành. Ngoài ra, còn có các lại mục tiêu như trực thăng tấn công và máy bay cường kích, hay các phương tiện đổ bộ cao tốc như xuồng đột kích, hay các hỏa điểm cố định và kiên cố. Tất cả các mục tiêu này đều cần phải tiêu diệt. 

Vũ khí có điều khiển đã xuất hiện như thế. Các hệ thống tên lửa chống tăng (PTRK) được chế tạo đầu tiên. Đó là Tổ hợp tên lửa có điều khiển được gắn trên ô tô, máy bay hoặc trực thăng.

Ở giai đoạn đầu tiên, Liên Xô đã chế tạo được hệ thống tên lửa chống tăng Kornet và loại tương tự lắp cho máy bay là Vikhr. Người Mỹ thì chế tạo ra hệ thống tên lửa Javelin và ca ngợi nó là vũ khí thần kỳ. Song, Kornet của Liên Xô xem ra vượt trội hơn Javelin của Mỹ gần như về tất cả các tham số cũng như tầm bắn, Kornet có tầm đến 5,5 km, còn Javelin chỉ có 2,5 km. Kornet có khả năng xuyên giáp dày 1,5 mét hay 3 mét bê tông, còn Javelin chỉ có khả năng bằng một nửa.

Đạn tên lửa đa năng

Tên lửa chống tăng mới của Nga có thể bắn hạ cả trực thăng, tàu chiến - ảnh 2

Đạn tên lửa đa năng

Các hệ thống tên lửa Kornet và Javelin chỉ có thể đối phó chủ yếu với xe tăng và các mục tiêu tương tự. Kornet của Nga về nguyên tắc có khả năng “cho đo ván” cả trực thăng, song hiệu quả không cao. Vì phần chiến đấu của Kornet là loại đạn xuyên lõm tandem, có nghĩa là mục tiêu chính của nó là vỏ giáp. Còn ý tưởng thiết kế đặt ra là làm sao cho tên lửa có khả năng tiêu diệt cả các công trình phòng ngự và bắn hạ trực thăng.

Nhưng làm thế nào để chế tạo được đạn tên lửa vạn năng? Để chống mỗi loại mục tiêu đều đòi hỏi một loại vũ khí riêng. Chống xe tăng là đạn nổ lõm, chống các hỏa điểm là đạn nổ phá, chống trực thăng là đạn nổ mảnh. Cái khó khăn là không thể lắp 3 phần chiến đấu khác nhau lên một quả tên lửa mà phải làm ra một loại đạn tên lửa có khả năng tiêu diệt tất cả các mục tiêu đó.

Ngoài ra, cả Kornet lẫn Vikhr đều không giải quyết được nhiệm vụ chủ yếu là tăng tầm sát thương lên quá 10 km. Vì trên chiến trường đầy lửa, khói, bụi thì không khí tài nào có thể nhìn thấy được mục tiêu. Mà đối phươngthì cần phải tiêu diệt từ xa khi chưa thể tiếp cận được gần.

Nói chung, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng kỹ sư người Nga Arkady Shipunov thuộc Viện thiết kế Chế tạo khí cụ ở thành phố Tula đã làm được qua việc chế tạo ra hệ thống tên lửa đa nhiệm Hermes có khả năng tấn công ở tầm lên đến 100 km.

Tên lửa chống tăng mới của Nga có thể bắn hạ cả trực thăng, tàu chiến - ảnh 3

Bằng cách nào? Shipunov đã kết hợp trong hệ thống tên lửa chống tăng này các đặc tính của các hệ thống chống tăng và pháo binh. Ông đã bổ sung cho tên lửa và bệ phóng một công cụ phát hiện mục tiêu là radar hay máy bay không người lái (UAV). Đạn tên lửa của Hermes là loại phá-mảnh, nhưng tên lửa không tấn công “vỗ mặt” mà là từ bên trên vào nơi xe tăng có vỏ giáp mỏng nhất.

Hermes hoạt động như sau. Radar (hay UAV) tìm kiếm, phát hiện mục tiêu. Phóng – tên lửa với tốc độ hơn 1.000 m/s (tức là gấp 3 lần tốc độ âm thanh) bay đến khu vực đã định và tự tìm kiếm mục tiêu ở đó. Khi xác định được các tọa độ của mục tiêu và vector chuyển động (đối với trực thăng còn thêm cả độ cao), tên lửa Hermes ngóc lên cao, sau đó lao bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu không để nó cơ hội nào tránh thoát. Sức công phá của phần chiến đấu phá-mảnh tương đương lượng nổ 30 kg TNT. Điều đó cũng giống như một quả bom nặng 1/4 tấn trút từ trên trời xuống đầu đối phương. Thế là đủ làm tan tành chiếc xe tăng hay hỏa điểm địch, còn trực thăng thì còn tệ hơn thế.

Bấm nút và quên

Tên lửa chống tăng mới của Nga có thể bắn hạ cả trực thăng, tàu chiến - ảnh 4

Hệ thống Hermes có một số biến thể: Hermes lắp trên xe bánh lốp dành cho lục quân; Hermes-A để trang bị cho máy bay cường kích Su-39 và các trực thăng Mi-35/17 và Ка-52; ngoài ra Hermes còn có thể đánh đắm tàu địch – đó là biến thể Hermes-K dùng để lắp cho các tàu/xuồng nhỏ; Hermes-S là biến thể cố định dùng để phòng thủ bờ biển.

Trên mỗi máy bay cường kích và trực thăng có thể mang được 8 tên lửa. Biến thể Hermes trên bộ mang được 24 tên lửa. Trang bị của Hermes dùng để phòng thủ bờ biển tương tự biến thể trên bộ.

Còn với biến thể lắp trên tàu thì còn thú vị hơn, nếu là mục tiêu thì một con tàu to hơn nhiều xe tăng hay trực thăng. Và ở đây, xạ thủ có thể tận dụng khí tài quan sát video để xác định xem có phải bắn lại không. Một quả tên lửa có thể đánh đắm chắc chắn một tàu nhỏ có lượng giãn nước 100 tấn, còn với các tàu lớn thì có thể bắn tên lửa vào các “tử huyệt” của nó (khoang chứa đạn, buồng chỉ huy…).

Tên lửa chống tăng mới của Nga có thể bắn hạ cả trực thăng, tàu chiến - ảnh 5

Trực thăng tấn công Ka-52

Radar và hệ thống quang-điện tử với các kênh truyền hình và ảnh nhiệt, khí tài laser chỉ thị mục tiêu/đo xa và thiết bị tự động bám mục tiêu cho phép sử dụng suốt ngày đêm. Nghĩa là chỉ cần phát hiện, bấm nút “bắt”, sau đó nút “phóng” và quên!

Hệ thống tên lửa chống tăng Hermes có thể tiêu diệt các mục tiêu đơn lẻ và nhóm mục tiêu. Ví dụ, xe thiết giáp đang hành quân hay tại trận địa, lô cốt, tàu và trực thăng.

Đức Dũng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !