Tám lần gãy xương, cô gái quyết học để thành dược sĩ

“Từ khi chuyển tới trung tâm, tôi không gãy xương nữa. Năm lớp Bảy tôi có thể đi lại bằng nạng”, Quyên nói. Việc tự đi lại như một cuộc cách mạng đối với cô gái giàu nghị lực.

Trải qua 8 lần gãy xương, Lê Thị Xuân Quyên vẫn không từ bỏ hành trình đến trường. Ước mơ của cô là trở thành dược sĩ giỏi, nghiên cứu ra thuốc chữa bệnh xương thủy tinh.

Sâu trong con hẻm nhỏ của đường Nguyễn Thị Sáu (quận 12, TP.HCM) là Trung tâm Kim cương tươi đẹp - nơi tiếp nhận, nuôi dưỡng và chữa trị trẻ em mắc bệnh xương thủy tinh. Gần 20 bạn trẻ mắc bệnh xương thủy tinh đang được điều trị tại đây, bệnh nhân nhỏ nhất chỉ năm tuổi. 

Xuân Quyên đã có thể đi lại bằng nạng từ năm học lớp Bảy
Xuân Quyên đã có thể đi lại bằng nạng từ năm học lớp Bảy.

Trong căn phòng ngủ lớn của bệnh nhân nữ, có một kệ sách bằng gỗ. Kệ sách được lấp đầy bởi những cuốn sách về y và dược học, đó là kệ sách của Lê Thị Xuân Quyên - sinh viên năm hai, Trường cao đẳng Kinh tế và Công nghệ TP.HCM. Quyên đã điều trị ở trung tâm gần 11 năm.

Đối với người mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh như Quyên, hành trình đến được trường cao đẳng là một nỗ lực dài của bản thân và gia đình.

Hồi ấy, khi bạn cùng lứa hớn hở vào lớp Một, nhìn hồ sơ sức khỏe của Quyên, nhà trường không dám nhận em vào học. Cô bé phải ở nhà hai năm, mỗi lần thấy bạn bè mang cặp sách đi qua là rơi nước mắt. 

Thương cháu, bà nội làm đơn lên Sở giáo dục, nhờ Chủ tịch Hội chất độc da cam ký cam kết “sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về bệnh tình của Quyên”, nhờ vậy cô bé được đến trường.

Bố bị bệnh tâm thần, mẹ Quyên cũng mắc bệnh xương thủy tinh và đi lại khó khăn, việc đón đưa Quyên đi học do bà nội đảm trách. Nhiều năm, người dân xã Tân Thạch (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã quen với hình ảnh bà nội già dắt xe đạp đưa cháu nhỏ đi học. Mưa thì họ mặc áo mưa, nắng thì đội nón. Xe thì cũ, cháu thì bị bệnh như vậy nên người bà chỉ dám dắt chậm rãi, nhẹ nhàng. 

Quyên nhớ lại: “Hằng ngày đưa tôi đi, tới lớp nội ẵm lên lầu một. Buổi chiều hôm ấy, trời mưa, đường trơn trượt, nội giữ không chắc nên xe đổ sõng xoài. Tôi đau tay còn nội thì bầm chân, vậy mà tôi còn giận nội… Nghĩ lại thương nội quá”.

Quyên kể, cả nhà sống nhờ vào vườn dừa của bà nội, những lần cháu gãy xương, bà phải vay mượn để đóng viện phí. Khó khăn là vậy, nhưng bà luôn động viên cháu gái bé bỏng không bỏ học.

Tám lần gãy xương, lần gãy đầu mới ba tháng tuổi, chưa tính những lần xương nứt, xương cong… thường xuyên nghỉ học đi bệnh viện, thế nhưng cô bé Quyên luôn là học sinh giỏi. 

Năm 2010, Quyên được Trung tâm Kim cương tươi đẹp đưa từ Bến Tre về TP.HCM điều trị. Mẹ Quyên cũng xin làm phụ bếp cho trung tâm để được ở gần chăm sóc con. 

Quyên chia sẻ: “Từ khi chuyển tới trung tâm, tôi không gãy xương nữa. Tới năm lớp Bảy tôi có thể đi lại bằng nạng”. Việc tự đi lại như một cuộc cách mạng. Quyên bắt đầu cởi mở, đón nhận những điều mới mẻ.

Từ nhỏ, Quyên nuôi ước mơ trở thành bác sĩ để chữa chính căn bệnh xương thủy tinh của mình và mẹ. Tuy nhiên, biết đôi chân không thể đi lại nhanh nhẹn, không phù hợp với việc của bác sĩ, Quyên rẽ sang hướng học dược với mơ ước có thể nghiên cứu thuốc liên quan tới bệnh xương thủy tinh. 

Ngoài giờ tập luyện điều trị bệnh, Quyên dành hết thời gian cho việc học
Ngoài giờ tập luyện điều trị bệnh, Quyên dành hết thời gian cho việc học.

Hôm tôi gặp Quyên ở Trường cao đẳng Kinh tế và Công nghệ TP.HCM, cô có tiết học lúc 13 giờ, nhưng 11 giờ 30 đã đến trường. Quyên ngồi một mình trên ghế đá đọc sách. Cô thổ lộ ngày nào cũng tới trường sớm để gặp gỡ bạn bè hoặc ngồi đọc sách. 

Cô gái hay ngại ngùng ít nói đã trở nên vui vẻ và hòa đồng. Quyên trân trọng từng giây phút ở trường, cô chăm chú ghi chép bài, nhiệt tình phát biểu. Bởi Quyên biết, để được đến trường không chỉ là cố gắng của mình cô mà là cả gia đình. 

Quyên chia sẻ: “Khó khăn nhất trong việc đi học có lẽ là tiền học phí. Mỗi lần thấy mẹ chuẩn bị tiền đóng, tôi thương mẹ hơn, tôi sợ làm gánh nặng cho mẹ”. Có lẽ vì thế nên cô sinh viên luôn đi sớm về muộn, dồn thời gian và sức lực cho việc học. Quyên hy vọng sau khi học xong cao đẳng cô có thể học liên thông lên đại học. 

Theo phunuonline.com.vn

Gần 800 sinh viên được đào tạo chuyên ngành rau hoa quả và cảnh quan

Đây là thông tin được GS. TS Phạm Văn Cường, PGĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông tin tại Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững ngành Hoa, cây cảnh Việt Nam”.

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Đang cập nhật dữ liệu !