Tại sao phần lớn các nước không tự chế tạo máy bay chiến đấu?

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã khước từ yêu cầu chuyển giao bốn công nghệ quan trọng cho Hàn Quốc để giúp nước này có thể thực hiện chương trình sản xuất máy bay trong nước KF-X.

Việc Mỹ từ chối chuyển giao công nghệ trên một lần nữa cho thấy một vấn đề cơ bản trong việc tự sản xuất máy bay chiến đấu, đó là phần lớn các nước trên thế giới đều không có công nghệ cần thiết. Các công nghệ mà Hàn Quốc muốn bao gồm kinh nghiệm để phát triển rađa quét mạng pha điện tử chủ động (AESA), thiết bị chiến tranh điện tử hiện đại, hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu bằng tia hồng ngoại và hệ thống xác định mục tiêu. Nhưng Mỹ chỉ đồng ý chuyển giao cho Hàn Quốc các công nghệ khác ít quan trọng hơn để chế tạo KF-X.

Tại sao phần lớn các nước không tự chế tạo máy bay chiến đấu? - ảnh 1

Máy bay Rafale do Pháp tự chế tạo.

Với nhiều quốc gia, việc phụ thuộc vào Mỹ là một hạn chế lớn, đặc biệt là khi họ muốn kết hợp với công nghệ từ một nước khác cũng như xuất khẩu các thiết bị trên. Việc sử dụng công nghệ của Mỹ đồng nghĩa với việc Washington có quyền kiểm soát chúng, điều mà họ đã nhiều lần thực hiện trong quá khứ. Thật vậy, cả Israel và Hàn Quốc đã từng phải khó khăn vì vấn đề này.

Không chỉ có Mỹ, bất kỳ nước nào có thiết bị do họ sản xuất được sử dụng trên một máy bay tiềm kích đều có quyền quyết định đối với các thỏa thuận thương mại. Mới đây, Anh đã khước từ một thương vụ bán máy bay JAS-39 Gripen giữa hãng Saab và Argentina bởi máy bay này có sử dụng công nghệ của Anh. Bên cạnh đó, do Thụy Điển cũng sử dụng rất nhiều công nghệ của Mỹ để chế tạo JAS-39, Mỹ cũng có quyền từ chối bất kỳ thương vụ Gripen nào.

Nhìn chung, Mỹ tỏ ra khắt khe hơn trong việc chuyển giao công nghệ hơn Pháp, Anh, các nước châu Âu khác hay Nga. Nhưng Mỹ thường có những công nghệ có chất lượng cao và toàn diện hơn về mặt kỹ thuật, mặc dù chi phí luôn đắt đỏ. 

Nếu một quốc gia có ý định phát triển một loại máy bay chiến đấu sản xuất nội địa với sự trợ giúp từ Nga, Pháp hay các nước châu Âu khác, họ phải hiểu rằng những nước trên sẽ không chia sẻ những công nghệ mới nhất. Trong khi Pháp, Nga và châu Âu tỏ ra hào phóng hơn để có thể cạnh tranh với Mỹ.

Một lựa chọn khác đó là tự mình chế tạo máy bay từ con số không, nhưng rất ít quốc gia trên thế giới trừ Mỹ, Nga, Pháp và cả Trung Quốc có khả năng phát triển một loại máy bay chiến đấu mà không cần sự trợ giúp của nước khác. Việc chế tạo các bộ phận của máy bay một cách độc lập, cụ thể là động cơ, có thể khiến ngân sách quốc gia vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Máy bay Rafale là ví dụ điển hình của hiện tượng này.

Tại sao phần lớn các nước không tự chế tạo máy bay chiến đấu? - ảnh 2

Trung Quốc cũng sử dụng các công nghệ nước ngoài để chế tạo máy bay của riêng mình.

Việc chế tạo máy bay chiến đấu khiến cho các nước mạnh nhất trên thế giới cũng phải tốn rất nhiều về vật chất và tinh thần. Ngay cả khi quốc gia chế tạo chấp nhận tiêu tốn chi phí, thông thường các bộ phận do họ làm ra lại có chất lượng không bằng các loại nhập khẩu. Cụ thể, Ấn Độ đã phải thay thế hoàn toàn các linh kiện trên máy bay bằng các loại thiết bị ngoại nhập trên máy bay Tejas.

Sau cùng, một quốc gia không có nền công nghiệp quốc phòng lớn mạnh không nên đầu tư để chế tạo máy bay riêng. Chi phí để thực hiện là quá cao còn hiệu quả thu về lại rất thấp. Với hầu hết tất cả các nước trên thế giới, việc phát triển máy bay chiến đấu trong nước sẽ không giúp họ thỏa mãn những gì họ đang cần.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !